Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Minh bạch cho người nghèo (22/11/2018-10:15)
    (NLBTH) - Đến hẹn tổ công tác của phố lại đến từng nhà dân, nhưng không phải ở nhà nào họ cũng được tiếp đón nhiệt tình.
Ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Bây giờ có quá nhiều khoản kinh phí vận động, ủng hộ cho các phong trào, đối tượng chính sách. Không ủng hộ thì dễ bị thâm hụt tình cảm, thậm chí còn bị đánh giá, nhận xét vào dịp cuối năm, còn ủng hộ thì lại thâm hụt chi tiêu trong tháng.

Thu nhập của nhiều cán bộ cư trú ở phố là từ lương, việc ủng hộ cho một số phong trào đã trừ vào lương tại cơ quan nơi công tác, nhưng họ vẫn được vận động ủng hộ ở phố một cách triệt để theo kiểu: “Nhà bác còn có lương nên ủng hộ kha khá một chút cho dân phố noi theo”.

Bức xúc với cách làm, một người dân trong phố nhẩm tính là nhà bác có hai người đi làm, chỉ trong hơn hai tháng gần đây mỗi người đã ủng hộ tới ba ngày lương, vị chi là sáu ngày, tương ứng gần hai triệu đồng. Nếu ủng hộ tại địa bàn cư trú như đề nghị của tổ công tác nữa thì sẽ lên tới hơn hai triệu đồng, chưa kể cuối năm còn phải nộp quỹ phố, quỹ chi bộ phố, các khoản thu của phường, các khoản vận động của địa phương… con số cộng lại là không hề nhỏ. Chẳng biết đối tượng thụ hưởng từ vận động sẽ được cải thiện cuộc sống như thế nào, nhưng vận động theo kiểu áp đặt như thế này thì người thu nhập trung bình như bác có nguy cơ phải trở thành người đi vay tiền để đảm bảo chi tiêu ổn định trong tháng. Ủng hộ đúng mục đích, đồng tiền ủng hộ đến được tay đối tượng cần hỗ trợ thì không tiếc, chỉ tiếc là xảy ra tình trạng biển thủ, ăn chặn tiền cứu trợ, tiền chế độ chính sách như báo chí phát hiện lâu nay thôi.

Lý lẽ của bác hàng xóm dường như chạm vào lòng tự ái của tổ công tác, một cán bộ nổi xung lên bảo là vì trên giao xuống nên phải làm thôi. Thu tiền có sổ  ghi chép hẳn hoi nhé.

Đó là một cuốn sổ không đóng dấu của cơ quan cấp trên, không có chữ ký của người ủng hộ tiền. Cán bộ phố nhận tiền, cũng chính tay cán bộ ghi vào.

Không nhiều người nghi ngờ chủ trương vận động, nhưng cách tổ chức thực hiện ở nhiều nơi đang gây băn khoăn cho họ.

Sẻ chia với người yếu thế là điều sẵn có ở mỗi người, sở dĩ có nhiều người lên tiếng chẳng qua cũng là việc buộc lòng. Lý lẽ mà họ đưa ra chưa hẳn đã vì họ, mà có thể xem như là một sự tranh biện nhằm hối thúc sự minh bạch cho người nghèo.

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Mong muốn nhiều hơn những con số (21/11/2018-9:37)
  • Chiếc nhà vệ sinh trong đầu (16/11/2018-8:38)
  • Tranh biện vỉa hè (13/11/2018-8:07)
  • Giảm điều kiện, tăng hậu kiểm (11/11/2018-22:12)
  • Thượng tôn pháp luật (09/11/2018-8:02)
  • Hình ảnh từ thiện từ hai góc nhìn (07/11/2018-7:56)
  • Ngăn sự vô thức, chặn thói chơi ngông (06/11/2018-9:29)
  • Căn bệnh ý chí (05/11/2018-9:22)
  • Vết xe đổ phải tránh (01/11/2018-18:56)
  • Cơ hội soi sửa mình (29/10/2018-8:52)