Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
“Cởi trói” cho đất (06/03/2019-10:49)
    (NLBTH) - Đất đai đóng vai trò tối quan trong đối với nông nghiệp và nông dân. Qua một số lần đồn đổi Thanh Hóa đã có 10.500 ha đất đai được tích tụ, tập trung. Đây vẫn là con số rất nhỏ so với diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và yêu cầu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Suy nghĩ bảo thủ, tư duy giữ đất tiêu cực ở nhiều hộ gia đình đang là rào cản khiến đất đai bị hoang hóa ở nhiều nơi, việc đồn đổi, tích tụ ruộng đất khó khăn.

Ngày 11/1/2019 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được xem như “đòn bẩy” để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Mục tiêu mà Nghị quyết đề ra là đến năm 2020 tổng diện tích đất tích tụ, tập trung tăng thêm 20.400 héc ta, đến năm 2025 tăng thêm 32.000 héc ta, đến năm 2030 tăng thêm 50.000 héc ta. Ngay trong năm 2019 mỗi huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng ít nhất một mô hình tích tụ, tập trung đất đai. Kết thúc chu kỳ sản xuất, phải tổ chức đánh giá cụ thể làm cơ sở xây dựng phương án, kế hoạch nhân ra diện rộng.

Dồn đổi ruộng đất là việc làm không mới, nhưng để tích tụ, tập trung đất đai diện tích lớn như thế sẽ đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ hết sức nặng nề, trong đó công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức phải được đặc biệt coi trọng. Chỉ có thông suốt về tư tưởng, nhìn thấy rõ lợi ích từ việc tích tụ, tập trung đất đai, thì người nông dân mới sẵn sàng chung sức.

Để thực hiện điêug đó cần phải xây dựng được chính sách phù hợp trong việc thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tự thỏa thuận, thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các hộ dân không có nhu cầu, không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất hiệu quả không cao để đầu tư sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao.

Tuy nhiên, đất đai là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi trong quá trình thực hiện phải bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và hộ nông dân. Chỉ đảm bảo được điều đó, thì quá trình tích tụ, tập trung đất đai mới diễn ra nhanh, hiệu quả, nguồn tài nguyên đất mới không bị lãng phí.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Hội làng thời bổ bán (04/03/2019-9:46)
  • Chống dịch phải như chống giặc (01/03/2019-10:49)
  • Từ bỏ tín ngưỡng phi pháp (26/02/2019-8:18)
  • Câu hỏi về súng (24/02/2019-21:00)
  • Lễ hội đầu xuân và sự thất bại của những bản cam kết (22/02/2019-12:50)
  • Sự xấu xí ẩn nấp (18/02/2019-21:10)
  • Giữ hình ảnh thơ (17/02/2019-21:20)
  • Lắng nghe để điều chỉnh (15/02/2019-14:41)
  • Bỏ thói quen xấu (11/02/2019-09:03)
  • Khuyến học phải từ tâm (08/02/2019-17:25)