Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Từ bỏ tín ngưỡng phi pháp (26/02/2019-8:18)
    (NLBTH) - Đi lễ đầu năm là nhu cầu tín ngưỡng chính đáng, có điều nó đang bị lơi dụng để chuyển tải lòng tham và sự phi pháp của một bộ phận người dân.
Thuốc phiện được quệt vào thuốc lá để đưa vào đền, giá 70.000 đồng/điều
(ảnh VTV)

Mây hôm nay VTV liên tục thông tin có một lượng thuốc phiện không hề nhỏ đưa vào đền thờ ông Hoàng Bảy, được xem là sự biết ơn của khách lễ đối với vị thần thờ ở đây. Tương truyền sinh thời ông Hoàng Bảy lúc rảnh rỗi thường ngả bàn đèn vui cùng gia nhân. Cúng ông thuốc phiện là tỏ lòng hiếu sinh của khách lễ, đắt và khó mấy cũng cố để có.

Vì sao người đi lễ cứ nhất thiết phải làm bằng được điều mà pháp luật đã cấm như mua bán chất ma túy để chứng tỏ lòng thành của mình trước thánh thần? Ở một đất nước đa tín ngưỡng gắn với những tích trò, giai thoại, tương truyền cả tốt và xấu, chẳng lẽ người đi lễ cứ nhất thiết phải chạy theo bằng được để tỏ ra mình là người biết chuyện hay sao? Họ đang cố tình biến mình thành người phạm pháp hoặc chí ít cũng là người mê muội.

Đền thờ Bà Chúa Kho được cho là nơi để xin, vay tiền tài, từng có khách lễ không ngại ngần xin một số tiền rất lớn. Để có số tiền ấy lao động chân chính là rất khó mà phải phạm pháp. Đầu xuân thay vì đến để tưởng nhớ công ơn của Bà chúa đã phụng sự đức vua cai quản kho lương giúp quân no, đánh thắng giặc như điển tích, thì nhiều người lại bất chấp thể hiện lòng tham không đáy của mình.

Trong dòng khách lễ đầu năm thậm chí có người còn xin với thần thánh đại loại rằng làm ăn thuận lợi, che được mắt công an, qua được mặt cơ quan quản lý thị trường… Làm ăn như thế là họ đang công khai khẳng định việc buôn gian, bán lần, dối trá của mình. Nếu ứng thực chả hóa ra thánh thần đã trở thành công cụ trợ giúp lòng tham và sự bất nhân hay sao? Chắc chắn là không thể, sự cố tình này chỉ khiến cho môi trường ở nhiều cơ sở thờ tự trở nên dung tục, tầm thường đi.

Làm việc phải có niềm tin, trước tiến phải dựa vào khả năng của mình, và đó được xem như là “ngôi đền” lớn nhất của con người. Thế nhưng nhiều người lại không tin tưởng vào khả năng của mình, phải nghĩ đến chuyện sắm lễ vào cửa đền, phủ để cầu cạnh. Có nhất thiết phải như thế không?

Mỗi tín ngưỡng đều đem đến một niềm tin, nhưng tin đến mức mê muội chỉ làm cho lòng tham, sự xấu xí của con người trỗi dậy.

Đã đến lúc mỗi người cần nghiêm túc tự soi mình để thực hành tín ngưỡng văn minh, việc quản lý lễ hội cũng đi vào nề nếp hơn.

An Nhiên

 

 

Các tin khác:
  • Câu hỏi về súng (24/02/2019-21:00)
  • Lễ hội đầu xuân và sự thất bại của những bản cam kết (22/02/2019-12:50)
  • Sự xấu xí ẩn nấp (18/02/2019-21:10)
  • Giữ hình ảnh thơ (17/02/2019-21:20)
  • Lắng nghe để điều chỉnh (15/02/2019-14:41)
  • Bỏ thói quen xấu (11/02/2019-09:03)
  • Khuyến học phải từ tâm (08/02/2019-17:25)
  • Lợi ích vụn vặt, nguy cơ lớn (29/01/2019-7:53)
  • Đằng sau những đứa trẻ thạo việc (27/01/2019-11:16)
  • Không để tái diễn tình trạng... “xe công - xe ông, xe tôi” (24/01/2019-20:59)