Thứ tư, ngày 15/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đằng sau những đứa trẻ thạo việc (27/01/2019-11:16)
    (NLBTH) - Đó là những đứa trẻ co ro trong bộ đồng phục mỏng manh trên hè phố phụ giúp người lớn bán hàng tết ở những quầy hàng dã chiến.
Hình ảnh minh họa, từ internet

Tôi bắt gặp khuôn mặt thất thần từ một đứa trẻ trên đại lộ Lê Lợi khi nó thấy một bạn quen đi sắm tết cùng người lớn. Khi mà một đứa vồn vả tiến lại phía bạn mình, thì đứa kia bỏ chạy. Một hình ảnh rất đáng thương, có lẽ nó bỏ chạy vì xấu hổ với bạn mình.

Vì sao những đứa trẻ đang ở độ tuổi đến trường, được pháp luật bảo vệ lại phải lao động, thậm chí là bị cưỡng bức làm việc?

Đặt ra câu hỏi, nhưng tôi cũng đoán biết rằng bố mẹ chúng chẳng còn lựa chọn nào khác khi mà tết là dịp để kiếm tiền tốt nhất.

Dù vất vả và đối mặt cả với sự nguy hiểm, nhưng những đứa trẻ như thế vẫn còn may mắn là sau tết lại được đến trường.

Tôi biết một đứa trẻ ở huyện Yên Định, khi xuống thành phố phụ giúp cho một tiệm bánh mỳ ở đường Tô Vĩnh Diện khi mới 13 tuổi cách đây 3 năm, và giờ vẫn phải làm việc ấy. Gần như còn đường trở lại lớp học đã đóng lại với nó.

Vì mưu sinh cực đoan mà nhiều người lớn đã vô thức “đảy” những đứa trẻ trong gia đình ra khỏi vòng tay mình, có thể xa hơn là “đảy” chúng vào cạm bẫy.

Khi mà những đứa trẻ không hề biết mình được pháp luật bảo vệ, thì bố mẹ chúng cũng đâu có biết bắt con lao động sớm là vi phạm.

Pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng liệu có bao nhiều người chia sẻ và chấp hành điều đó?

Sẽ có người sử dụng lao động cố tình làm sai nhằm có những đứa trẻ nhân công giá rẻ. Nhưng cũng có những người đưa trẻ em vào cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình làm việc vì lòng thương, vì nhu cầu thật sự.

Cơ quan bảo vệ trẻ em không phải là không biết điều đó, nhưng bởi quan hệ lao động của chúng không được ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa là không có một bản hợp đồng nào ngoài thỏa thuận miệng, nên khó để can thiệp, mà cơ bản chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ giải phóng lao động.

Dường như cả người sử dụng lao động, những đứa trẻ và người thân của chúng đang “đồng thuận” làm sai, khiến cho quy định của pháp luật về lao động và bảo vệ trẻ em trở nên kém hiệu lực đi nhiều.

Đằng sau sự thạo việc của những đứa trẻ trên hè phố nhiều khả năng là một tương lai không được bảo đảm. Chúng ta cứ mãi chấp nhận điều này hay sao?

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Không để tái diễn tình trạng... “xe công - xe ông, xe tôi” (24/01/2019-20:59)
  • Nhận diện thêm một kiểu nịnh bợ (23/01/2019-15:48)
  • Quyết tâm chống pháo nổ (21/01/2019-8:53)
  • Cuối năm, tái phát bệnh cũ (18/01/2019-10:25)
  • Thuốc trị “bệnh” nịnh (16/01/2019-10:48)
  • Từ hình ảnh dòng người đi “trả lễ” cuối năm và giấc mơ về sự sòng phẳng (15/01/2019-10:28)
  • Chấn chỉnh để nâng tầm công tác cán bộ (14/01/2019-12:08)
  • Kiểm soát nạn “vô lăng kích thích”: Chờ hiện thực quyết tâm (11/01/2019-8:22)
  • Gian dối âm phần (08/01/2019-17:44)
  • Cuộc chiến vực dậy niềm tin (07/01/2019-1:25)