Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Mị mị hối lộ bề trên (16/03/2019-22:23)
    (NLBTH) - Có gì đó khá bất an từ những lễ giải hạn cầu an đang diễn ra ở nhiều gia đình.
Tranh minh họa, từ internet

Hàng xóm nhà tôi năm nay được cho là là tuổi hạn nên rất lo lắng, phải nhờ đến thầy cúng. Buổi lễ diễn ra trong không khí âm u, nặng mùi hương khói, đến nửa chừng thầy cúng đứng dậy quát tháo cho biết quan trên đã nhập vào mình. Hai người phụ cúng vừa rung chuông, gõ mõ vừa thúc gia chủ đặt thêm tiền lên đĩa.

Vì  lo sợ, chủ nhà chỉ biết răm rắp làm theo, xấp tiền trên đĩa thêm dày sau mỗi lần thầy cúng tung đồng xu và nói ra những câu đầy hăm dọa.

Buổi lễ nặng nề rồi cũng kết thúc, thầy cúng bảo rằng ngài chứng rồi đấy nhé.

Nếu đúng như thế thế hóa ra thầy cúng và gia chủ đã cùng nhau “hối lộ” thánh thần để được bỏ qua vận hạn?

Tôi cứ tự hỏi thế những người khác có vận hạn nhưng không cúng cầu thì không được xóa bỏ hay sao. Làm sao có thể như thế được?

Theo cách giải thích của một số nhầ ngiên cứu văn hóa dân gian thì, thần thánh là bậc siêu nhiên đại diện cho tầng trên trong vũ trụ, giúp con người có thêm niềm tin vượt qua được lúc khó khăn, lúc hoạn nạn. Trách nhiệm của thánh thần là bảo hộ cuộc sống yên lành cho người dân, chẳng có yêu cầu nào về vật chất cả.

Lập đàn cúng tế, dâng tiền giải hạn lên thánh thần mong bỏ qua lỗi lầm, vận hạn, phải chăng là cách người ta nghĩ ra và vơ vào từ những điều ô tạp, xấu xí đang diễn ra trong cuộc sống.

Vì sao người ta cứ áp đặt rằng trần sao thì âm cũng nhất thiết phải như vậy dẫn đến nặng nề và tốn kém, hay chỉ là một cách mê muội nhằm trục lợi?

Dù cõi âm hay dương trần, thiết nghĩ tấm lòng thánh kính, sự biết ơn luôn phải được đặt lên hàng đầu, hơn cả lễ vật. Lễ tốt mà lòng không thành, tâm không tịnh, thì cũng rất khó để chuyển xoay.

Tôi cứ ám ảnh mãi về câu nói và việc làm của thầy cúng trước khi ra về rằng tiền gia chủ đã cúng dâng thần thánh rồi thì người phàm trần không thể tiêu được, chỉ những người làm thầy mới có pháp lực để dùng được mà thôi. Nói rồi thầy cầm cả xấp tiền rất nhanh bỏ vào túi của mình cùng với chiếc phong bì chủ nhà cảm ơn. Tôi phần nào hiểu ra rằng trong buổi lễ vì sao hai phụ cũng cứ thúc gia chủ bỏ tiền lên đĩa.

Khi thầy cúng ra khỏi nhà tôi hỏi chi phí cho buổi lễ hết bao nhiêu, thì chủ nhà bảo rằng tốn kém mà tai qua, nạn khỏi thì có đáng là gì.

Có rất nhiều người đang vì niềm tin không có căn cứ để hùng hục chạy theo, biến mình thành người vô thức mang tội “hối lộ” thánh thần.

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • “Đánh nhau” với bê tông (13/03/2019-22:02)
  • Lắng nghe và tham gia có trách nhiệm (12/03/2019-21:41)
  • Tháng thanh niên và việc cần làm (10/03/2019-18:55)
  • Thay cho lời khen, là việc làm (07/03/2019-21:18)
  • “Cởi trói” cho đất (06/03/2019-10:49)
  • Hội làng thời bổ bán (04/03/2019-9:46)
  • Chống dịch phải như chống giặc (01/03/2019-10:49)
  • Từ bỏ tín ngưỡng phi pháp (26/02/2019-8:18)
  • Câu hỏi về súng (24/02/2019-21:00)
  • Lễ hội đầu xuân và sự thất bại của những bản cam kết (22/02/2019-12:50)