Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Không xung đột lợi ích giữa bảo tồn và khai thác (21/11/2019-20:53)
    (NLBTH) - Sau khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận là di sản nhiều nơi thường nghĩ ngay đến chuyện khai thác sao cho hiệu quả nhất, khiến một số di tích, danh thắng đứng trước nguy cơ “biến mất”.
 Tháo dỡ công trình trái phép tại khu di tích Tràng An cổ
(ảnh minh họa, từ internet)

Tôi khá ấn tượng với việc mới đây thành phố Bruges nước Bỉ sau khi được công nhận là di sản thế giới đã nói “không” với du khách để không làm đảo lộn cuộc sống yên bình và khiến di sản có nguy cơ bị xuống cấp.

Đây không phải di sản đầu tiên đưa ra quan điểm ứng xử như thế. Nhiều di tích ở châu Âu đã đề ra những nguyên tắc khá khắt khe nhằm hạn chế du khách.

Việc ứng xử giữa bảo tồn và khai thác ở mỗi nơi đang cho thấy có sự khác nhau. Câu chuyện đóng cửa di tích định kỳ hàng năm để bảo tồn đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Có di tích thì chỉ mở cửa một phần, phần còn lại có những mô phỏng hoặc trình chiếu để phục vụ người xem. Có di tích thì sử dụng hàng rào, cắt cử nhân viên giám sát chặt chẽ để khách không tác động đến công trình trong di tích. Có nơi lại đưa ra quy định du khách không đươc quay phim, chụp ảnh tự do, mà phải trả phí nhằm hạn chế việc du khách tác động quá mức đến công trình.

Ở những di tích này vấn đề được các ban quản lý chú ý là bảo tồn nguyên trạng như cam kết với cơ quan đã công nhận nó. Trong khi đó ở ta gần đây nguồn thu tại nhiều di tích, danh thắng lại luôn được nhiều ban quản lý đặt ra khá nặng nề.

Thậm chí mới chỉ được công nhận là di tích cấp tỉnh có địa phương đã muốn biến điều đó thành cơ hội để kiếm tiền. Nào là tiền bán vé, tiền thu dịch vụ, tiền cung tiến... dẫn đến cảnh quan bị xâm hại, môi trường ô nhiễm.

Có nơi còn làm thêm một số công trình mới, tổ chức dịch vụ không phù hợp ngay trong vùng lõi di tích để thu phí. Hậu quả là di tích bị xâm hại, nguồn thu khó có thể để bù đắp được cho việc khắc phục hậu quả.

Phát huy giá tri di sản là cần thiết nhưng không nên để ở tình trạng quá cởi mở.

Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) hàng năm cơ quan chức năng đều đưa ra những khuyến nghị ứng xử có trách nhiêm với di sản. Nhưng dường như điều đó chưa đủ để hạn chế tình trạng tăng trưởng “nóng” tại một số di tích, danh thắng.

Cần phải có những biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn để sớm thay đổi nhận thức trong ứng xử với di sản. Chỉ khi nào các ban quản lý có quan điểm ứng xử hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, mới có thể phát huy giá trị di sản một cách lâu bền.

An Nhiên

 

 

Các tin khác:
  • Bảo vệ người tiêu dùng khu vực nông thôn (18/11/2019-8:05)
  • Lan tỏa ý thức chấp hành pháp luật (15/11/2019-7:49)
  • Chọn cách làm đẹp (11/11/2019-9:33)
  • Nhìn vào nỗi đau để có sự điều chỉnh (08/11/2019-14:38)
  • Từ phiên tòa chưa từng có và sự chờ đợi sau án lệ (05/11/2019-21:14)
  • Bệnh nào, tuyến ấy (04/11/2019-8:21)
  • Trên hết vẫn phải là nhận thức (02/11/2019-21:29)
  • Khơi thông cơ chế, thúc đẩy nguồn lực (31/10/2019-22:08)
  • Động lực mạnh mẽ cho mục tiêu dài hơi (28/10/2019-10:44)
  • Để không mắc bệnh “suy thoái” (27/10/2019-11:11)