Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thúc bách hành động (23/12/2019-20:19)
    (NLBTH) - Nhiều gia đình đang chọn cách tự tay canh tác và nuôi trồng nhằm tự cấp rau quả, thực phẩm hàng ngày. Một giải pháp góp phần tăng nguồn cung thực phẩm sạch, nhưng ít nhiêu cho thấy đây vẫn chỉ là một sự đáp ứng mang tính tình thế.
Hãy canh tác đúng cách để sản phẩm sạch ngay từ cánh đồng
(ảnh minh họa, từ internet)

Về lâu dài người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận một thực tế là, không thể không tiêu dùng các sản phẩm rau quả, thực phẩm từ những chợ dân sinh dù biết hàng hóa ở đây có thể bị đe dọa bởi những chế phẩm sinh học bị lạm dụng quá mức.

Tư tưởng trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu “Lợn hai chuồng, rau hai luống” là câu chuyện không hay đã tồn tại nhiều năm nay ở nước ta. Những luống rau và sản phẩm từ chuồng nuôi, ao cá “sạch” thì chủ nhân dùng để ăn và bán cho người quen biết, còn lại thì tuồn ra thị trường không cần biết hậu quả sẽ như thể nào.

Những vấn đề từ đồng ruộng đến bàn ăn, từ chợ dân sinh đến siêu thị, từ hàng ăn vỉa hè đến bếp ăn tập thể với vô số lo lắng qua những vụ ngộ độc thực phẩm và khuất tất trong sản xuất, chế biến, được lực lượng chức năng phát giác trong thời gian qua cho thấy bức tranh mất an toàn vẹ sinh thực phẩm ngày càng trở nên lo lắng hơn.

Dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn chất lượng thực phẩm như cho ra đời và hỗ trợ siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, chợ thực phẩm an toàn; hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật trồng rau, củ, quả, xây chuồng trại theo các tiêu chuẩn khoa học... Nhưng dường như điều đó cũng mới chỉ tác động thay đổi phần nào hành vi của người sản xuất, chứ chưa thay đổi được bản chất của một lối sản xuất nặng tính tiểu nông với những lợi ích cục bộ.

Nhiều người kinh doanh đang đặt lợi ích riêng mình lên trên hết như lén nhập hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào siêu thị, đội lốt thực phẩm sạch cho sản phẩm trôi nổi. Ở một số vùng nguyên liệu, dù chấp nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn khắt khe có sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước, từ doanh nghiệp, nhưng một bộ phận người dân vẫn cho thấy sự cẩu thả trong sản xuất, thậm chí còn trà trộn sản phẩm không đủ phẩm cấp để xuất bán.

Để giải quyết hiệu quả vấn đề này các cơ quan chức năng cần chú trọng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rau, củ, quả, cơ sở sản xuất nước, chế biến lương thực, thực phẩm. Siết chặt quản lý nguồn gốc các chất bảo quản, đưa ra những đề xuất xử lý vi phạm nghiêm hơn.

Cũng phải nhấn mạnh rằng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thật sự thì chỉ riêng sự nỗ lực của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước là chưa đủ, mà cần phải có sự vào cuộc trách nhiệm của cả người dân và doanh nghiệp.

Người sản xuất, chế biến phải đề cao lương tâm, trách nhiệm, dẹp bỏ tư tưởng thực dụng để sản xuất sản phẩm sạch ngay từ gốc.

Vào tết và mùa lễ hội sắp tới nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ là rất lớn, sản phẩm tự cấp sẽ khó để đáp ứng nhu cầu của họ, vì thế vấn đề này càng trở nên thúc bách, đòi hỏi phải có sự hành động kịp thời.

Lam Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Khi trao quyền tự chủ (21/12/2019-16:04)
  • Thay đổi nhận thức để xóa bỏ sự mất cân đối (17/12/2019-10:34)
  • Để vơi bớt tâm tư (16/12/2019-22:48)
  • Kiên quyết với tham nhũng (14/12/2019-20:36)
  • Trọng thái độ làm việc (11/12/2019-15:16)
  • Để nỗi lo không còn ảm ảnh (10/12/2019-9:10)
  • Lựa chọn cảm tính (07/12/2019-7:43)
  • Thiện tâm trên phố (05/12/2019-6:33)
  • Thay đổi cách thức, đón nhận sự hài lòng (03/12/2019-14:53)
  • Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định (01/12/2019-17:49)