Thứ bảy, ngày 30/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Kỷ niệm khó quên chuyến công tác dài ở đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ (22/07/2020-11:30)
    Tác phẩm “ Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” của Sơn Tùng(Báo Lao Động) được trao giải Top10 “ Khoảnh khắc ảnh báo chí” năm 2019. Báo NB&CL có cuộc trò chuyện với phóng viên Sơn Tùng để hiểu hơn về hành trình làm nên tác phẩm này.
Phóng viên ảnh Sơn Tùng - Phóng viên ảnh Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Báo Lao Động. Ảnh: NVCC.

Nhắc đến hậu trường khi thực hiện tác phẩm    "Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” , phóng viên Sơn Tùng kể lại:

Với câu chuyện “Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” bản thân tôi đã có nhiều may mắn khi có chuyến công tác và bắt được khoảnh khắc thiêng liêng này. Một người làm báo trong tay có chiếc máy ảnh, điện thoại ai cũng như tôi sẽ lưu giữ lại khoảnh khắc đó, với mong muốn bé nhỏ là chụp và gửi đến bạn đọc Báo Lao Động về câu chuyện rất đời thường trên đảo mà thôi.

Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm sáng 12/7/2019, tôi có mặt trực tiếp ở Trung tâm y tế Quân dân y Bạch Long Vỹ ghi nhận trường hợp một người phụ nữ mang thai đang trong thời kì sinh thì gặp phải tình trạng thai nhi quấn quanh. Lúc đó, có mặt tại Trung tâm, bác sĩ Phạm Văn Hải cùng ca trực đã ngay lập tức đưa người phụ nữ đó vào khám và nhận định thai nhi bị dây nhau quấn quanh. Bác sĩ Hải quyết định điện về Sở y tế thành phố Hải Phòng xin ý kiến chỉ đạo đồng thời đề xuất đưa một ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ.

Ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ. Ảnh: NVCC.
Ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ. Ảnh: NVCC.

Khi nhận được đề nghị, Cảnh sát biển vùng 1 điều động tàu CSB 2007 thuộc Hải đội 112/Hải đoàn 11 chở kíp bác sĩ gồm bảy người của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ do bác sĩ Vũ Văn Tâm làm trưởng đoàn.

Đặc biệt, tàu cứu hộ cứu nạn của lực lượng cảnh sát biển là tàu công suất lớn nên thời gian ra đảo được rút ngắn xuống còn hơn 4 tiếng. Cả đảo Bạch Long Vỹ như "nín thở", đặt sự chờ đợi vào sự xuất hiện của tàu cảnh sát biển - Bạch Long Vỹ.

Trong hoàn cảnh ấy tôi được chứng kiến toàn bộ sự việc. Nên rất muốn ghi lại những hình ảnh ấn tượng, sắc nét nhất đem đến cho độc giả nhằm tái diễn lại thời khắc sinh tử của người phụ nữ đang gặp phải vấn đề khó sinh. Bản thân tôi chỉ mong muốn từ những hình ảnh được ghi với mục đích khơi gợi lại câu chuyện hay, những khoảnh khắc dung dị của cuộc sống...

Sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt của đội ngũ y, bác sĩ. Ảnh: NVCC.
Sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt của đội ngũ y, bác sĩ. Ảnh: NVCC.

Cá nhân tôi khi đi tác nghiệp luôn đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định. Và an toàn là nguyên tắc mình đặt lên hàng đầu. Sự an toàn ở đây là cho chính bản mình và những người dân ở Bạch Long Vĩ.

Trong quá trình thực hiện tác phẩm khó khăn lớn nhất với tôi là khi phải thực hiện đề tài ngoài biển. Do sóng to, biển động nên tàu CSB không thể vào cầu cảng bắt buộc phải dùng tàu cá để vận chuyển bác sĩ và mẹ con sản phụ. Nhiều lúc cũng chính vì sóng to, biển động cấp 5,6 nên đứng yên trên khoang tàu đã khó, tôi còn phải chụp ảnh nữa nên càng khó hơn. Cũng may mắn thay không xảy ra trường hợp ngoài ý muốn.

Sự lo lắng của người thân chờ đợi giây phút ra đời của đứa bé. Ảnh: NVCC.
Sự lo lắng của người thân chờ đợi giây phút ra đời của đứa bé. Ảnh: NVCC.

Ngoài ra, trong khi tác nghiệp cũng khá thuận lợi, những bức ảnh do tôi thực hiện đều ghi lại đầy đủ những hình ảnh, khoảnh khắc của những chiến sỹ cảnh sát biển, những y bác sỹ đã tận tâm với nghề. Và hình ảnh đẹp nhất là thời khắc người phụ nữ đã sinh nở thành công.

Tôi còn nhớ như in khoảng 3h chiều ngày hôm đó, những đợi chờ Trung tâm y tế lúc này đông hơn ngày thường rất nhiều, chẳng ai bảo ai mỗi người một việc. Nào là lo chuẩn bị quần áo cho gia đình anh Thịnh lên đường vào bờ, nào là chuẩn bị đồ ăn, thức uống Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. Đúng 16h cùng ngày, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Lúc đó, niềm vui của những người dân trên đảo, hòa cùng với niềm vui của gia đình cháu bé được sinh ra bằng tình yêu thương, đùm bọc, sự đoàn kết quân dân.

Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. 16h, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Ảnh: NVCC.
Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. 16h, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Ảnh: NVCC.

Đặc biệt, khi biết tin con mình được sinh ra, người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ. Nắng gió biển đảo khiến người đàn ông hằn lên những vất vả, làn da nâu bóng, nhăn nheo, thế nhưng trong thời khắc này, dường như cả những nếp nhăn cũng vui cùng ông trong niềm vui không gì kể xiết. Bản thân tôi được chứng kiến và ghi nhận sự việc cũng cảm thấy mừng thay cho người phụ nữ đã sinh nở thành công, một sự hi sinh vì tình mẫu tử đáng ngưỡng mộ.

Cũng chính sự việc này, nhìn nhận và cảm động trước hình ảnh người mẹ bế con vào lòng lau vội những giọt nước mắt, bản thân tôi cũng xúc động đến rơi lệ, lại nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng tôi nên người. Tự bản thân tôi hứa sẽ cố gắng làm việc thật tốt chăm chỉ, luôn cầu thị để đền đáp công ơn cha mẹ.

Người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ khi biết tin con mình vừa trào đời. Ảnh: NVCC.
Người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ khi biết tin con mình vừa trào đời. Ảnh: NVCC.

Thời điểm khi tác phẩm được đăng tải trên báo chí, rất nhiều độc giả là các bạn trẻ, những người lớn tuổi đều đưa ra các ý kiến ca ngợi tình mẫu tử, những người mẹ luôn muốn tốt cho những đứa con của mình, vì những đứa con là phần xương máu do cha mẹ tạo ra, hãy biết trân trọng và biết ơn những gì cha mẹ đã mang lại cho chúng ta.

Qua tác phẩm đoạt giải lần này, tôi muốn gửi đến bạn đọc những hình ảnh đời thường mang hơi thở cuộc sống. Ở nơi đảo xa, mọi thứ đều thiêng liêng và cao đẹp, bên cạnh đó có những thiếu thốn nhưng tình người lại vô cùng giàu có. Bởi vì tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận.

Thành công với tác phẩm “ Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” không chỉ là công sức của cá nhân tôi, mà thành công này cũng một phần nhờ vào sự may mắn. Do vậy, tôi luôn tự động viên mình phải hết sức cố gắng, trau dồi, tu dưỡng đạo đức làm nghề, không chỉ tác phẩm lần này, mà những lần tác nghiệp tiếp theo, có thể với đề tài khác tôi sẽ cho ra một tác phẩm hay, ấn tượng nhất đem đến cho độc giả.

Theo Đình Trung (ghi)/Báo Nhà báo và Công luận

 

Kỷ niệm khó quên chuyến công tác dài ở đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ

 

Tác phẩm “ Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” của Sơn Tùng(Báo Lao Động) được trao giải Top10 “ Khoảnh khắc ảnh báo chí” năm 2019. Báo NB&CL có cuộc trò chuyện với phóng viên Sơn Tùng để hiểu hơn về hành trình làm nên tác phẩm này.

Phóng viên ảnh Sơn Tùng - Phóng viên ảnh Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Báo Lao Động. Ảnh: NVCC.
Phóng viên ảnh Sơn Tùng - Phóng viên ảnh Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Báo Lao Động. Ảnh: NVCC.

Nhắc đến hậu trường khi thực hiện tác phẩm    "Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” , phóng viên Sơn Tùng kể lại:

Với câu chuyện “Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” bản thân tôi đã có nhiều may mắn khi có chuyến công tác và bắt được khoảnh khắc thiêng liêng này. Một người làm báo trong tay có chiếc máy ảnh, điện thoại ai cũng như tôi sẽ lưu giữ lại khoảnh khắc đó, với mong muốn bé nhỏ là chụp và gửi đến bạn đọc Báo Lao Động về câu chuyện rất đời thường trên đảo mà thôi.

Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm sáng 12/7/2019, tôi có mặt trực tiếp ở Trung tâm y tế Quân dân y Bạch Long Vỹ ghi nhận trường hợp một người phụ nữ mang thai đang trong thời kì sinh thì gặp phải tình trạng thai nhi quấn quanh. Lúc đó, có mặt tại Trung tâm, bác sĩ Phạm Văn Hải cùng ca trực đã ngay lập tức đưa người phụ nữ đó vào khám và nhận định thai nhi bị dây nhau quấn quanh. Bác sĩ Hải quyết định điện về Sở y tế thành phố Hải Phòng xin ý kiến chỉ đạo đồng thời đề xuất đưa một ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ.

Ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ. Ảnh: NVCC.
Ekip bác sĩ ra đảo ngay trong ngày để tiến hành phẫu thuật cho mẹ con sản phụ. Ảnh: NVCC.

Khi nhận được đề nghị, Cảnh sát biển vùng 1 điều động tàu CSB 2007 thuộc Hải đội 112/Hải đoàn 11 chở kíp bác sĩ gồm bảy người của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ do bác sĩ Vũ Văn Tâm làm trưởng đoàn.

Đặc biệt, tàu cứu hộ cứu nạn của lực lượng cảnh sát biển là tàu công suất lớn nên thời gian ra đảo được rút ngắn xuống còn hơn 4 tiếng. Cả đảo Bạch Long Vỹ như "nín thở", đặt sự chờ đợi vào sự xuất hiện của tàu cảnh sát biển - Bạch Long Vỹ.

Trong hoàn cảnh ấy tôi được chứng kiến toàn bộ sự việc. Nên rất muốn ghi lại những hình ảnh ấn tượng, sắc nét nhất đem đến cho độc giả nhằm tái diễn lại thời khắc sinh tử của người phụ nữ đang gặp phải vấn đề khó sinh. Bản thân tôi chỉ mong muốn từ những hình ảnh được ghi với mục đích khơi gợi lại câu chuyện hay, những khoảnh khắc dung dị của cuộc sống...

Sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt của đội ngũ y, bác sĩ. Ảnh: NVCC.
Sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt của đội ngũ y, bác sĩ. Ảnh: NVCC.

Cá nhân tôi khi đi tác nghiệp luôn đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định. Và an toàn là nguyên tắc mình đặt lên hàng đầu. Sự an toàn ở đây là cho chính bản mình và những người dân ở Bạch Long Vĩ.

Trong quá trình thực hiện tác phẩm khó khăn lớn nhất với tôi là khi phải thực hiện đề tài ngoài biển. Do sóng to, biển động nên tàu CSB không thể vào cầu cảng bắt buộc phải dùng tàu cá để vận chuyển bác sĩ và mẹ con sản phụ. Nhiều lúc cũng chính vì sóng to, biển động cấp 5,6 nên đứng yên trên khoang tàu đã khó, tôi còn phải chụp ảnh nữa nên càng khó hơn. Cũng may mắn thay không xảy ra trường hợp ngoài ý muốn.

Sự lo lắng của người thân chờ đợi giây phút ra đời của đứa bé. Ảnh: NVCC.
Sự lo lắng của người thân chờ đợi giây phút ra đời của đứa bé. Ảnh: NVCC.

Ngoài ra, trong khi tác nghiệp cũng khá thuận lợi, những bức ảnh do tôi thực hiện đều ghi lại đầy đủ những hình ảnh, khoảnh khắc của những chiến sỹ cảnh sát biển, những y bác sỹ đã tận tâm với nghề. Và hình ảnh đẹp nhất là thời khắc người phụ nữ đã sinh nở thành công.

Tôi còn nhớ như in khoảng 3h chiều ngày hôm đó, những đợi chờ Trung tâm y tế lúc này đông hơn ngày thường rất nhiều, chẳng ai bảo ai mỗi người một việc. Nào là lo chuẩn bị quần áo cho gia đình anh Thịnh lên đường vào bờ, nào là chuẩn bị đồ ăn, thức uống Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. Đúng 16h cùng ngày, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Lúc đó, niềm vui của những người dân trên đảo, hòa cùng với niềm vui của gia đình cháu bé được sinh ra bằng tình yêu thương, đùm bọc, sự đoàn kết quân dân.

Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. 16h, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Ảnh: NVCC.
Niềm vui như vỡ òa với toàn thể người dân, đội ngũ y bác sĩ. Trung tâm y tế tại Bạch Long Vỹ như rộn ràng hơn với tiếng khóc trẻ thơ. 16h, sau những khó khăn, chờ đợi, những hy vọng thì một bé trai kháu khỉnh cũng đã chào đời. Ảnh: NVCC.

Đặc biệt, khi biết tin con mình được sinh ra, người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ. Nắng gió biển đảo khiến người đàn ông hằn lên những vất vả, làn da nâu bóng, nhăn nheo, thế nhưng trong thời khắc này, dường như cả những nếp nhăn cũng vui cùng ông trong niềm vui không gì kể xiết. Bản thân tôi được chứng kiến và ghi nhận sự việc cũng cảm thấy mừng thay cho người phụ nữ đã sinh nở thành công, một sự hi sinh vì tình mẫu tử đáng ngưỡng mộ.

Cũng chính sự việc này, nhìn nhận và cảm động trước hình ảnh người mẹ bế con vào lòng lau vội những giọt nước mắt, bản thân tôi cũng xúc động đến rơi lệ, lại nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng tôi nên người. Tự bản thân tôi hứa sẽ cố gắng làm việc thật tốt chăm chỉ, luôn cầu thị để đền đáp công ơn cha mẹ.

Người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ khi biết tin con mình vừa trào đời. Ảnh: NVCC.
Người đàn ông 60 tuổi lần thứ 2 làm cha cười vui như một đứa trẻ khi biết tin con mình vừa trào đời. Ảnh: NVCC.

Thời điểm khi tác phẩm được đăng tải trên báo chí, rất nhiều độc giả là các bạn trẻ, những người lớn tuổi đều đưa ra các ý kiến ca ngợi tình mẫu tử, những người mẹ luôn muốn tốt cho những đứa con của mình, vì những đứa con là phần xương máu do cha mẹ tạo ra, hãy biết trân trọng và biết ơn những gì cha mẹ đã mang lại cho chúng ta.

Qua tác phẩm đoạt giải lần này, tôi muốn gửi đến bạn đọc những hình ảnh đời thường mang hơi thở cuộc sống. Ở nơi đảo xa, mọi thứ đều thiêng liêng và cao đẹp, bên cạnh đó có những thiếu thốn nhưng tình người lại vô cùng giàu có. Bởi vì tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận.

Thành công với tác phẩm “ Hành trình đón sinh linh bé bỏng trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ” không chỉ là công sức của cá nhân tôi, mà thành công này cũng một phần nhờ vào sự may mắn. Do vậy, tôi luôn tự động viên mình phải hết sức cố gắng, trau dồi, tu dưỡng đạo đức làm nghề, không chỉ tác phẩm lần này, mà những lần tác nghiệp tiếp theo, có thể với đề tài khác tôi sẽ cho ra một tác phẩm hay, ấn tượng nhất đem đến cho độc giả.

Theo Đình Trung (ghi)/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Làm sao để có khoảnh khắc chân thực và nhân văn? (18/07/2020-10:40)
  • “Trở về từ vùng dịch”: Khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào của dân tộc (17/07/2020-10:34)
  • Nhà báo: Anh ở đâu? (17/07/2020-10:32)
  • Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương: Người nặng tình với biển khơi (16/07/2020-9:27)
  • TTXVN ra mắt cuốn sách về Đổi mới sáng tạo trong báo chí toàn cầu (11/07/2020-9:23)
  • Truyền thông quốc tế: “Phép màu” chiến thắng đại dịch Covid-19 (11/07/2020-9:21)
  • Đến với Ngôi nhà Di sản Bảo tàng Báo chí Việt Nam (11/07/2020-9:18)
  • Hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí (11/07/2020-9:14)
  • Làm báo "một thời chiến tranh", "một thời hòa bình" (06/07/2020-23:23)
  • Sự trỗi dậy của tạp chí... (06/07/2020-23:17)