Thứ bảy, ngày 30/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
VTV Đặc biệt "Đi về miền đất lạnh": Câu chuyện xúc động về đề tài đi tìm mộ đồng đội (22/07/2020-12:10)
    Trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu "Đi về miền đất lạnh", đạo diễn Bùi Hồng Điệp đã tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện xúc động về những người lính Bộ đội cụ Hồ. Bộ phim sẽ được phát sóng vào 20h10 thứ 4 (22/7) trên kênh VTV1.
Đạo diễn Bùi Hồng Điệp: Có những nỗi đau không thể khóc thành lời
trong VTV Đặc biệt "Đi về miền đất lạnh". (vtv.vn)

Đạo diễn Bùi Hồng Điệp là một trong hai đạo diễn thực hiện bộ phim tài liệu "Đi về miền đất lạnh", cùng với đạo diễn Đặng Hoàng Giang. Bộ phim sẽ được phát sóng vào khung VTV đặc biệt, 20h10 thứ 4 (22/7) trên kênh VTV1.

"Đi về miền đất lạnh"được phát sóng đúng đợt kỉ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, nhưng theo đạo diễn Bùi Hồng Điệp, bộ phim sẽ không phải chỉ dành riêng cho ngày Thương binh liệt sĩ và cũng không giống với những bộ phim chỉ được thực hiện để phục vụ cho các ngày kỉ niệm. Câu chuyện trong phim có thể phát sóng ở bất kỳ một thời điểm nào trong năm, bởi vậy "Đi về miền đất lạnh" sẽ thực sự đặc biệt.

"Đi về miền đất lạnh" xoay quanh câu chuyện về ông Trần Văn Bản - người chiến sỹ bộ đội trở về quê hương sau 5 lần đã được báo tử về gia đình. Chiến tranh loạn lạc, ly tán, thông tin thất lạc khiến việc người đã được báo tử vẫn còn sống là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều đặc biệt là sau khi trở về, người chiến sỹ này đã thực hiện những lời hứa của mình với đồng đội.

Đặc biệt hơn nữa, trong những chuyến đi tìm hài cốt đồng đội, ông còn bắt gặp cả những ngôi mộ của người lính Cộng hòa. Sau chuyến đi tình cờ tìm được ngôi mộ của người lính Cộng hòa, còn những câu chuyện rất đặc biệt mà ông Trần Văn Bản đã trải qua trong quá trình đi tìm mộ của đồng đội ở chiến trường xưa.

Đạo diễn Bùi Hồng Điệp chia sẻ:Tôi cảm nhận niềm tự hào từ trong trái tim họ khi họ kể cho tôi nghe về những trận đánh, khi nước mắt họ rơi về sự hi sinh của đồng đội, khi họ mím chặt môi kể cho tôi nghe giây phút hạnh phúc của thời khắc hòa bình. Họ là một thế hệ có một không có hai, tôi không thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào tả về vẻ đẹp của họ".

 

Theo Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Nhà báo phải có kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình (22/07/2020-12:07)
  • Kỷ niệm khó quên chuyến công tác dài ở đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ (22/07/2020-11:30)
  • Làm sao để có khoảnh khắc chân thực và nhân văn? (18/07/2020-10:40)
  • “Trở về từ vùng dịch”: Khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào của dân tộc (17/07/2020-10:34)
  • Nhà báo: Anh ở đâu? (17/07/2020-10:32)
  • Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương: Người nặng tình với biển khơi (16/07/2020-9:27)
  • TTXVN ra mắt cuốn sách về Đổi mới sáng tạo trong báo chí toàn cầu (11/07/2020-9:23)
  • Truyền thông quốc tế: “Phép màu” chiến thắng đại dịch Covid-19 (11/07/2020-9:21)
  • Đến với Ngôi nhà Di sản Bảo tàng Báo chí Việt Nam (11/07/2020-9:18)
  • Hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí (11/07/2020-9:14)