Thứ sáu, ngày 22/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tôn vinh đúng cách (18/11/2016-9:25)
    (NLBTH) Cả xã hội đang hướng đến ngày lễ trọng đại tôn vinh nghề cao quý gắn với những người thầm lặng, miệt mài “chèo đò” trên “dòng sông” tri thức.

Và trên phương tiện thông tin đại chúng ngày một xuất hiện nhiều hơn những tấm gương bình dị mà cao quý về những người thầy ngay giữa đô thị đông người, cả ở những nơi heo hút khi cái ăn chưa đủ no, nhưng vẫn dạy học miễn phí mỗi ngày. Họ khác nhau trình độ, nhưng có chung nhận thức và tấm lòng.

Ngành Giáo dục - Đào tạo và cả xã hội tự hào bởi điều đó. Những người thầy ngoài biên chế đang cùng với rất nhiều giáo viên ở những cơ sở giáo dục mỗi ngày ươm gieo mầm xanh cho tương tương lai đất nước.

Nhưng ở góc nhìn khác, một số giáo viên bởi những lý do khác nhau chi phối, cả sự áp đặt của một bộ phận xã hội theo cái cách “tôn vinh” của riêng mình, đã khiến cho môi trường giáo dục ít nhiều xấu đi.

Lứa tuổi chúng tôi được học tập trong môi trường sư phạm dù thiếu thốn nhưng chứa chan tình cảm thầy trò. Thầy nhiều khi bớt cả một phần lương để mua sách cho trò, phụ đạo miễn phí cho học sinh bất cứ lúc nào. Ngày tết chúng tôi chỉ có gói chè khô quốc doanh để biếu thầy, ngày lễ hái những bông hoa trong vườn nhà để tặng thầy. Những hình ảnh đáng nhớ về một thời gian khó, nhưng chân thành, mộc mạc đã theo suốt chúng tôi, thôi thúc chúng tôi.

Bây giờ nhiều phụ huynh và học sinh cho mình cái quyền thay đổi sự ứng với người thầy của mình bằng những món quà vật chất đắt tiền, chiếc phong bì trao tay rất cơ học trong những ngày lễ, ngày tết và cả những lúc có thể.

Chiếc phong bì thay cho tất cả những điều muốn nói, ít nhiều làm lu mơ đi hình ảnh về người thầy, có thể chi phối đến hành vi, sự ứng xử của người thầy, cả thái độ, ý thức và trách nhiệm của học sinh. Liệu chúng có còn nhớ đến những người thầy, sự ân cần, cao đẹp về những người thầy sau khi rời ghế nhà trường như thế hệ chúng tôi?

Biết rằng sự ứng xử cần phải thay đổi cho phù hợp xu thế thời đại, nhưng dù có là giá trị nào, cách ứng xử nào đi chăng nữa cũng không nên lạm dụng và thoát khỏi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh nghề dạy học đúng cách, bằng sự đáp đền, tri ân, tự nguyện từ đáy lòng mình, bằng truyền thống văn hóa, chính là góp phần để xây dựng xã hội học tập ngày càng tốt hơn, chứ không phải những suy nghĩ, ứng xử kiểu thị trường, khiến môi trường sư phạm ngày càng có khoảng cách và nhiều điều tiếng hơn.

Anh Vũ


 

Các tin khác:
  • Quyền lực tự phát (14/11/2016-7:40)
  • Loại bỏ tư duy “ngắn hạn” (11/11/2016-7:40)
  • Nhìn vào một quyết định mạnh để thiết lập kỷ cương (07/11/2016-7:56)
  • Chọn việc cấp bách để làm (04/11/2016-7:55)
  • Để không còn “vùng cấm” (31/10/2016-8:29)
  • Thay đổi tư duy về “của công” (28/10/2016-10:18)
  • Có nhất thiết phải như thế không? (01/09/2016-11:19)
  • Cần sự đồng hành trách nhiệm, vào cuộc thật sự (28/08/2016-21:27)
  • Sẽ bớt đi sự lao xao (26/08/2016-12:29)
  • Sinh kế, việc làm nhìn từ câu chuyện cam kết (22/08/2016-8:02)