Ảnh chỉ có tính minh họa
Nguyên nhân tình trạng này được xác định do công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng phải trải qua nhiều bước, phải báo cáo nhiều cấp, ngành. Tình trạng chủ đầu tư chưa hiểu rõ hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong công tác lập quy hoạch xây dựng nên giao phó cho đơn vị tư vấn. Từ đó dẫn đến chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập quy hoạch và chính quyền địa phương, nên nhiều vấn đề trong đồ án không được cập nhật và giải quyết triệt để ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch xây dựng. Còn bởi các đơn vị phối hợp quy hoạch chưa quan tâm đúng mức, tham vấn sơ sài, chiếu lệ, nhiều nội dung không khớp giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác. Còn vấn đề nữa, đó là một số nhà đầu tư sau khi triển khai dự án có sự khác biệt so với quy hoạch đã được phê duyệt nên đề xuất điều chỉnh quy hoạch.
Quy hoạch xây dựng ở Thanh Hóa cần phải thay đổi không chỉ để tránh đi sự tốn kém, mất thời gian, còn tạo thuận lợi trong công tác quản lý, phát huy tác dụng. Để khắc phục tình trạng này cần cộng đồng trách nhiều của nhiều cấp, ngành, cơ quan. Theo đó, vấn đề giáo dục đạo đức công vụ và thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định quy hoạch ở cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về quy hoạch xây dựng là hết sức cần thiết. Các địa phương phải có tầm nhìn xa cho các đồ án quy hoạch thay cho việc dự báo ngắn hạn, làm chưa xong đã lạc hậu hoặc chỉ làm cho có, làm vì lợi ích cục bộ. Các ngành tăng cường phối hợp, coi đó là trách nhiệm của ngành mình trước mỗi sự đúng sai của quy hoạch, để quy hoạch xây dựng phát huy tác dụng, đảm bảo lợi ích chung của tỉnh, chứ không phải chỉ làm cho có hoặc làm theo hướng có lợi cho ngành mình.
Chỉ khi nào mỗi ngành, địa phương xác định rõ trách nhiệm quy hoạch vì sự phát triển đi lên của tỉnh, trong đó có vai trò, trách nhiệm thật sự của mình, chứ không phải của riêng ngành xây dựng, thì mới hy vọng xóa bỏ đi tình trang “tấm áo vá” trong quy hoạch xây dựng.
Anh Vũ