Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Làm báo với thực tế ảo (03/05/2017-9:21)
    Chắc hẳn nhiều người đã không ít lần tự hỏi sẽ thế nào khi được tham gia vào một sự kiện tin tức quốc tế. Giờ đây bạn đọc đã có thể trải nghiệm nó với công nghệ thực tế ảo.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: TNW

Nhà báo, nhà làm phim Nonny de la Pena đã thấy được tương lai phát triển giữa thực tế ảo và báo chí. Chính điều đó đã thúc đẩy cô trở thành người tiên phong trong phong trào truyền tải thông tin mới mang tên Immersive Journalism (tạm dịch báo chí nhập vai). Tại Ted Talk năm 2015, cô đã nói rằng xuyên suốt sự nghiệp của mình, cô muồn truyền tải những câu chuyên “có thể làm nên sự khác biệt và tạo cảm hứng cho người khác”.

Sản phẩm sáng tạo đầu tiên của cô trên thế giới thực tế ảo là một bộ phim tương tác mang tên “Hunger in Los Angeles”, tác phẩm đã được trình chiếu tại liên hoan phím Sundance 2012. Bộ phim mô tả lại cảnh tượng hỗn loạn trước một ngân hàng thực phẩm địa phương và một người đàn ông gục ngã vì tiểu đường. Âm thanh trong bộ phim đều là thật trong khi hình ảnh được thiết lập lại nhờ vào các công nghệ camera 360 độ, hình ảnh đồ hoạ vi tính và các cảm biến chuyển động. Những người xem tại triển lãm phim không chỉ được xem, họ còn được trực tiếp tham gia vào bộ phim như một nhân vật và cảm nhận hoàn cảnh một cách chân thực hơn.

Theo thông tin đăng tải trên trang web của cô, “bằng việc kết hợp kính thực tế ảo mới nhất với âm thanh vòm, điều sẽ đánh lừa trí não người xem khiến họ cảm thấy như đang thật sự sống trong hoàn cảnh đó, HUNGER mang lại một cách tiếp cận mới với sự kiện này.” Bộ phim đã thành công tới mức rất nhiều người đã rơi lệ vào phút cuối. Ngay sau thành công đó, de la Pena đã được mệnh danh là “nữ hoàng của thể loại Immersive Journalism” bởi Engadget.

Một trong những thủ thuật chính của cách làm này là công nghệ camera 360 độ. Việc sử dụng camera quay đa chiều. Theo Geri Migielics và Jane Zacharia của đại học báo chí Stanford thì các đoạn phim 360 “có thể tăng cường khả năng truyền tải thông điệp bằng cách mang tới độc giả trải nghiệm và các môi trường gần như không thể chạm tới với đa số người dân”.

Công nghệ này đang làm mưa làm gió tại các triển lãm công nghệ hàng đầu thế giới trong suốt năm qua. Triển lãm CES tại Las Vegas là một ví dụ điển hình khi đưa tới những sản phẩm camera 360 phù hợp hơn với túi tiền người dùng. Những đoạn video này sau đó có thể được đăng tải lên các nền tảng hỗ trợ công nghệ này như Youtube hay Facebook.

Được truyền lửa từ tác phẩm của Nonny de la Pena, Journalism 360, được thành lập vào năm 2016, là  tổ chức chuyên quảng bá việc đưa ứng dụng công nghệ 360 vào đưa tin. Được hỗ trợ bởi Google News Lab và Knight Foundation, Journalism 360 mong muốn hướng sự chú ý của thế giới tới thể loại báo chí nhập vai này qua giáo dục, các dự án tài trợ và quảng bá. Họ hoạt động với vai trò hỗ trợ cho cả các phóng viên và độc giả, những người quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn về loại hình báo chí này.

Trong một bộ phim báo chí nhập vai, người dùng không chỉ được xem, họ còn là một phần của bộ phim đó. Trên trang web của mình, de la Pena nói rằng “người xem có thể hiển thị như một nhân vật ảo dưới một hoặc nhiều hình thức khác nhau”. Cô cũng nói rằng việc “tham gia vào một bài báo như thế, người xem sẽ có thể trải nghiệm những hình ảnh, âm thanh, thậm chí là cảm giác đi kèm với các bài báo”. Khác với các thể loại báo chí tương tác khác, người xem được là một phần của tác phẩm. Điều này sẽ tăng khả năng tương tác của độc giả đối với tin tức lên một tầm mới.

Theo Janet Blank-Libra của học viện báo chí Poynter, việc truyền tải cảm xúc là đặc biệt quan trọng. Cô cũng nhấn mạnh rằng “giáo dục báo chí cũng cần phải bao gồm các khoá học nghiên cứu tâm lý và cảm giác thương xót để tăng cường khả năng truyền tải thông điệp”.

Hunger in Los Angeles được thiết lập như nửa phim, nửa tin để người xem có thể hiểu rõ hơn về nạng đói đang ảnh hướng tới hàng nghìn người tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Cô nói rằng vấn nạn này luôn bị coi nhẹ bởi những người dân Mỹ và bị báo chí truyền thống  “ngó lơ”.  Với trải nghiệm báo chí nhập vai, bộ phim này mong muốn người xem là một phần của nó và có thể cảm thông với những nạn nhân.

 Sau thành công của de la Pena, các tờ báo lớn khác cũng bắt đầu khai thác công nghệ này. Năm 2015, tờ New York TImes cũng đã có ra đời ứng dụng NYT VR, tặng kèm người dùng kính thực tế áo Google Cardboard. Đã có hơn 600,000 người tải ứng dụng này để trải nghiệm thể loại báo chí mới mẻ này.

Tháng trước, CNN cũng đã cho ra mắt nền tảng thực tế ảo CNN VR của mình, hứa hẹn sẽ “đăng tải những sự kiện báo chí lớn với các đoạn video 360 và đưa người dùng tới sát với các sự kiện này hơn”. Các tờ báo lơn như The Guardian và Financial Times cũng đã có ra mắt những nền tảng tương tự với báo chí nhập vai trong năm qua.

Không chỉ các tờ báo truyền thống quan tâm tới chuyên mục này. Facebook mới đây đã cho ra mắt chương trình học Facebook cho nhà báo với sự hợp tác của Học viện Poynter. Trong ba khoá học, hãng này sẽ dạy cho các nhà báo cách sử dụng Facebook và Instagram một cách hữu hiệu nhất, trong đó bao gồm việc tạo nên các đoạn video 360.

Theo TNW


 

Các tin khác:
  • Chung tay vì môi trường truyền thông “sạch” (28/04/2017-19:38)
  • Sàng lọc thông tin với báo điện tử (25/04/2017-9:16)
  • Chỉ dẫn cho báo chí trong môi trường mới đầy hỗn loạn. (25/04/2017-9:12)
  • Sẵn sàng trước những sứ mệnh mới (25/04/2017-9:09)
  • Facebook mở khóa học dạy làm báo với các công cụ mạng xã hội (19/04/2017-10:53)
  • Nghề báo và câu chuyện “Ăn cây nào rào cây ấy (14/04/2017-8:01)
  • “Kinh nghiệm vàng” để giành Giải Báo chí Quốc gia (14/04/2017-7:57)
  • Bình luận trên báo chí: Phải khách quan, có lý, có tình (12/04/2017-6:20)
  • Viết điều tra, dễ hay khó? (12/04/2017-7:06)
  • Hội Nhà báo Lào Cai: “Bí quyết” từ việc khai thác mảng đề tài dân tộc và miền núi (08/04/2017-19:57)