Thứ sáu, ngày 10/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Không ngược dòng lợi ích của dân (29/05/2017-12:13)
    (NLBTH) - Những cánh rừng bị đốn hạ giữa ban ngày. Nhữngchiếc xe tải ầm ào chở gỗ bất chấp ngày đêm. Nhiều lá đơn của người dân gửi đên chính quyền kiến nghị, nhưng lãnh đạo xã vẫn khăng khăng không có tình trạng này.
Rừng là tài sản Quốc gia, không phải là chiếc bánh mạnh ai nấy phá
dẫn đến nghèo kiệt, xác xơ (ảnh chỉ có tính minh họa)
 

Phó Chủ tịch UBND xã còn khẳng định đây là rừng nghèo kiệt có gì đâu mà khai thác. Một Clip về tình trạng phá rừng ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia vừa phát sóng trên Chương trình chuyển động 24h củaVTV1 gây ra nhiều ý kiến bất bình.

Hơn 3.000 ha rừng tự nhiên tái sinh trên địa bàn xã Phú Sơn là công sức của người dân và kinh phí đầu tư từ ngân sách nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bị xóa sổ. Một câu hỏi về căn bệnh quan liêu, sự tắc trách đang được dư luận đặt ra khi xem hình ảnh và những ý kiến từ Clip mà VTV1 phát sóng.

Đây chỉ là sự điển hình về căn bệnh vô cảm, thiếu trách nhiệm từ phía chính quyền. Tình trạng chính quyền không nắm hết, không theo sát được những diễn biến của đời sống dân cư, những di biến động về kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự trên địa bàn mình quản lý, dẫn đến nhiều sự việc đi quá xa, là mầm mống dẫn đến việc mất niềm tin của nhân dân, thậm chí là xung đột, tụ tập khiếu kiện đông người trong thời gian qua ở nhiều địa phương.

Bộ máy chính quyền có đầy đủ thiết chế, đủ số lượng cán bộ tham mưu, theo dõi về lĩnh vực. Dưới ủy ban nhân dân xã có thôn trưởng, có hệ thống đoàn thể, thế nhưng nhiều vụ việc chỉ được phát hiện khi đã xong hoặc khi phát hiện ra đã ở tình trạng rất khóxử lý. Thực trạng này đang phản ánh sự yếu kém của bộ máy chính quyền cấp cơ sở ở một số địa phương, cũng có thể nói tình trạng quan liêu đang trở thành căn bệnh phổ biến và trầm kha trong đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức vụ, có quyền hạn ở nhiều địa phương.

Bởi những lợi ích khác nhau, tiếng nói của nhiều người dân đã không đến được cơ quan công quyền. Thậm chí bởi lợi ích cá biệt của người nẵm giữ chức vụ, quyền hạn ở cơ quan công quyền, không ít cán bộ đã phớt lờ nguyện vọng, thậm chí là kiến nghị của số đông dân cư.

Chính quyền sinh ra để phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ trong bộ máy chính quyền là một công bộc. Việc nghiêm trọng ở quy mô lớn như phá rừng ở xã PhủSơn mà chính quyền vẫn không hay biết, là một điều khá lạ. Họ không biết hay đang cố “bắt mặt trời nhốt vào túi vải”.

Chính phủ đang xây dựng một Chính phủ kiến tạophát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân, thế nên các cấp chính quyền không có lý do gì để đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Anh Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Sống cảnh “trường học bốn mùa” (26/05/2017-10:20)
  • Pháp luật giao thông và câu chuyện nhận thức (21/05/2017-15:01)
  • Tay nghề và câu chuyện niềm tin (16/05/2017-11:56)
  • Đừng nhìn vào đồng tiền công vụ (15/05/2017-12:14)
  • Quyền tự phong xấu xí (10/05/2017-17:35)
  • Xóa khoảng lặng vô hình (07/05/2017-20:36)
  • Chế tài mạnh cần đi đôi với sự quyết liệt trong thực thi (05/05/2017-10:15)
  • Không thể là câu chuyện chốc lát, nửa vời (03/05/2017-9:23)
  • Kẻ hở nhỏ trong quản lý Nhà nước và nguy cơ lớn về lòng tin (28/04/2017-20:01)
  • Đừng chỉ giật mình trước thông tin (27/04/2017-18:08)