Chủ nhật, ngày 28/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Của cho cũng cần văn hóa (24/06/2017-21:18)
    (NLBTH) - Phong trào ủng hộ người nghèo đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo có nhà mới, lương thực, áo ấm để ổn định sinh kế mỗi năm. Thế nhưng gần đây lại lao xao chuyện ủng hộ người nghèo đang được giao khoán, thậm chí ở một số nơi nó được xem là một trong những tiêu chí để xét thành tích vào cuối năm.

Hình ảnh chí có tính minh họa

San sẻ vì người nghèo chắc không mấy người tiếc, nhưng vì sao cứ phải áp đặt bằng một thứ rất số học. Câu chuyện ủng hộ một ngày lương đối với cán bộ Nhà nước hay những con số mà cơ quan cấp trên giao cho cấp dưới thu cho đủ để đảm bảo thành tích của ngành, của địa phương, đã được nói nhiều, thậm chí có người bất bình.

Đó là chuyện ở công sở - nơi mà mọi việc kể cả tự nguyện cũng gần như được đặt trong khuôn khổ. Nhưng ở những nơi không bị ràng buộc bởi tổ chức mà chỉ mang tính cộng đồng, sự áp đặt cũng xuất hiện. Nhiều khu dân cư đã thành lập các tổ vận động ủng hộ người nghèo hay mỗi khi có thiên tai. Vài ba người, một cuốn sổ viết rất cẩu thả, cũng không có phần ký nộp.

Xét ở góc độ nào đó, đây là việc làm bình thường để tạo ra những phong trào thiện nguyện xã hội rộng khắp, nhưng sự không bình thường chính là cách gợi ý về con số cần ủng hộ của những thành viên trong tổ vận động này. Họ đưa ra những mức đóng góp của nhà nào đó trong khu dân cư và có sự liên hệ, gợi ý, đánh vào sự tự ái, tính hơn thua của chủ nhà. Chả lẽ hàng xóm nhà mình đã ủng hộ chừng ấy mình lại thấp hơn. Chả lẽ mức thấp nhất trong phố ủng hộ đã thế nhà mình lại không bằng. Vậy là người ta ủng hộ như một hiệu ứng để vui lòng nhau, để khỏi thẹn, và sau sự vui lòng ấy có thể sẽ có sự lạm chi trong chi tiêu của gia đình, và cả những bực mình, tiếc tiền. Một số người thì ủng hộ cho xong chuyện, để khỏi bị làm phiền. Những sự ứng xử mà người nghèo nếu biết rất dễ gây ra sự tổn thương.

Ủng hộ người nghèo cần bằng cái tâm, tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, chứ không phải là sự khiên cưỡng có cảm giác bị thu tiền hơn là quyên góp. Người nghèo cần nhà ở, lương thực, áo ấm, nhưng họ cũng có lòng tự trọng. Có câu "Của cho không bằng cách cho". Hãy để họ có cảm giác mình được san sẻ hơn là phải chịu ơn, có như vậy họ mới nuôi được động lực để vươn lên. Dường như chúng ta đang nặng về giá trị cho, chứ chưa chú ý đến cách cho thể nào cho cho văn hóa.

Lam Vũ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác:
  • Pháp luật chỉ duy nhất sự thẳng ngay (23/06/2017-13:24)
  • Một sự chen chân vào con đường hẹp (22/06/2017-16:10)
  • Y đức, nhìn từ con số (17/06/2017-9:26)
  • Lắng lòng con trẻ để bảo vệ trẻ em đúng cách, đúng quy định của pháp luật (12/06/2017-7:55)
  • Tạo cơ chế giám sát ngăn chặn “hung thần” (09/06/2017-8:12)
  • Cần câu, con cá và câu chuyện giải cứu (07/06/2017-8:15)
  • Không để khẩu hiệu rơi vào “ma trận” hình thức (05/06/2017-6:32)
  • Sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhiều phụ huynh học sinh (02/06/2017-15:17)
  • Không ngược dòng lợi ích của dân (29/05/2017-12:13)
  • Sống cảnh “trường học bốn mùa” (26/05/2017-10:20)