Thứ bảy, ngày 27/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đấu tranh phòng, chống buôn bán người
Phải xem là việc của mình, trách nhiệm của mình (20/10/2017-8:54)
    (NLBTH) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND triển khai Đề án 1 Truyền thông phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn Thanh Hóa.
Từ nạn nhân của nạn buôn người cô gái này đã trở thành kẻ buôn bán phụ nữ
(ảnh minh họa, từ Báo Dân trí)

Theo đó, giao Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì; các sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, MTTQ và Tỉnh đoàn phối hợp thực hiện.

Mục tiêu Đề án đặt ra là huy động sự vào cuộc đồng bộ giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống hoạt động phạm tội mua bán người trên địa bàn Thanh Hóa. Đến năm 2020 có ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn có nhiều vụ buôn bán người xảy ra, có nhiều nạn nhân trở về hoặc có nhiều nguy cơ được tư vấn chuyên sâu về phòng, chống mua bán người; 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14 đến 60, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin, có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý tình huống liên quan đến mua bán người. Mục tiêu không quá cao, nhưng để thành công cần thay đổi cách làm.

Buôn bán người là vấn nạn ở nhiều địa phương trong tỉnh với hàng trăm nạn nhân mỗi năm gây nỗi đau ly tán, thậm chí có nạn nhân thiệt mạng hoặc sốc tâm lý kéo dài gây ra bất ổn xã hội.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này đã được đề cập nhiều, thậm chí gắn trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương, nhưng về cơ bản vấn nạn chưa nhưa được ngăn chặn. Lợi ích đem lại từ việc làm phi pháp khiến đối tượng bất chấp, người phát hiện thì ít khi dám tố giác. Có nơi còn cho rằng đó không phải việc cấp bách như một số tội phạm nguy hiểm khác.

Lâu nay trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ chúng ta thường nặng về số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng phối hợp. Nhiều cơ quan cùng tham gia nhưng hiệu quả phối hợp không cao, cơ quan nào cũng có nhiệm vụ chính, nhân lực, kinh phí đều ưu tiên thực hiện, mà ít quan tâm tham gia những chương trình phối hợp. Tư duy này còn thì nạn buôn bán người cũng khó đẩy lùi.

Kế hoạch số 179/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh là quyết tâm chính trị, mỗi ngành, cơ quan phải có nghĩa vụ thực hiện bằng tâm thế  “việc của mình”, gắn với trách nhiệm thực sự của mình mới hy vọng nạn buôn bán người được kiềm chế và đẩy lùi.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Giảm bộ máy, giảm áp lực - “Làn gió mới” từ Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) (16/10/2017-7:43)
  • Đằng sau bức ảnh (14/10/2017-22:21)
  • Không để rượu, bia đi vào “vết xe đổ” của thuốc lá (09/10/2017-8:07)
  • Từ những giọt nước mắt, mong có thêm nhiều giọt nước mắt để nhen lên nụ cười (07/10/2017-21:59)
  • Gắng sức cho chặng nước rút (06/10/2017-20:08)
  • Quy trình nào cho lòng tin? (05/10/2017-11:35)
  • Không quản được thì... bỏ (03/10/2017-9:29)
  • Quẩn quanh niềm vui ngắn hạn (02/10/2017-16:39)
  • Thông tin ảo, bức xúc thật, và sự thấu hiểu? (28/09/2017-23:06)
  • Thay đổi tư duy để bảo tàng “sống” khỏe (27/09/2017-22:27)