Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đi bộ không phải là đi dạo (26/12/2017-7:59)
    (NLBTH) - Tôi từng chứng kiến một lái xe tránh người đi bộ cắt ngang đường nên buộc phải lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Lẽ ra lái xe phải được chăm sóc, thay vào đó nhiều người đi đường lại xuýt xoa, mừng cho người đi bộ trái luật vừa thoát chết.

Hình ảnh cho thấy sự ứng xử của người tham gia giao thông thường nghiêng về người yếm thế. Khi xảy ra va chạm giao thông, người đi đường thường bênh vực, thậm chí gây áp lực để xe cơ giới phải đền bù cho phương tiện thô sơ, người điều khiến xe đền cho người đi bộ, mà ít xem xét nguyên nhân.

Trong cuộc sống nhiều người ngại sự phiền hà, thậm chí có người mất lòng tin vào sự xử lý của cán bộ thực thi pháp luật, nên khi xảy ra va chạm giao thông họ thường ứng xử sao cho tiện lợi nhất, thậm chí chấp nhận thiệt thòi để tránh phải dây dưa đến pháp luật. Thứ “lệ làng” này được ưa dùng, thì người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ vi phạm sẽ ngày càng nhiều hơn.

Những tai nạn thương tâm, những vụ cãi vã gây ách tắc giao thông trên đường phố ngày thêm nhiều. Tình trạng này có thể hạn chế khi mà người điều khiển xe thô sơ, người đi bộ không còn tự cho mình thứ được xem như “đặc quyền”.
Họ thường suy nghĩ công an chỉ xử phạt phương tiện cơ giới, chứ xử phạt họ thì lợi lộc gì lại mất thời gian, nên thường cố tình vi phạm.

Thứ ý thức hạn hẹp đang góp phần tạo ra bức tranh giao thông hỗn loạn. Tuy nhiên, sự bức bách ấy được hy vọng sẽ chấm dứt. 

Bộ Luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông, mà mở rộng đối tượng tham gia gồm cả người đi bộ. Người đi bộ băng qua đường, là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, điều 260, thì có thể đối diện với việc bị phạt tù tới 15 năm. Một con số đủ sức răn đe, từ đó cho chúng ta hy vọng về sự thay đổi trong ý thức của người đi bộ.

Đi bộ trên đường phố là sự tham gia giao thông bắt buộc và phải chấp hành các quy định của pháp luật chứ không phải là cuộc dạo chơi theo ý thích riêng mình.

Một sự thay đổi lớn, dẫu vậy vẫn để lại những băn khoăn, đó là chế tài dù rất mạnh, nhưng phải làm như thế nào để nó sống thực trong đời sống giao thông, chứ không phải là kiểu sống “thực vật” như nhiều quy định chỉ tồn tại trên giấy mà ta thường gặp.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Đón chờ “làn gió mới” (24/12/2017-21:23)
  • Tạo hình ảnh mới, sức mạnh tấn công tội phạm (22/12/2017-8:46)
  • Vượt “lằn ranh” tín ngưỡng (19/12/2017-14:30)
  • Giảm chi phí phải gắn với thay đổi ý thức (18/12/2017-14:44)
  • Làm “nóng” kỳ họp thứ tư HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI (15/12/2017-9:19)
  • Lay thức trách nhiệm giữ gìn (12/12/2017-8:12)
  • Đưa lời hứa vào cuộc sống (11/12/2017-8:46)
  • Động lực cho bình đẳng giới (07/12/2017-23:02)
  • Tính mạng, tài sản và căn bệnh vô cảm (07/12/2017-7:56)
  • Không thể xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền Việt Nam (05/12/2017-7:30)