Thứ tư, ngày 01/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Hành trình 511 ngày gian nan của 2 phóng viên Reuters bị bắt tại Myanmar (08/05/2019-13:35)
    Hai phóng viên của Reuters bị buộc tội ăn cắp tài liệu mật tại Myanmar đã được thả tự do sau hơn 500 ngày giam giữ
Hai phóng viên Wa Lone và Kyaw Soe Oo đoàn tụ với gia
đình sau 511 ngày tạm giam. Ảnh: Reuters

Wa Lone, 33 tuổi và Kyaw Soe Oo, 29 tuổi, đã bị tuyên án 7 năm tù hồi tháng 9 năm ngoái, vụ việc khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Họ đã được thả dưới lệnh ân xá  của Tổng thống nước này cùng với 6,520 tù nhân khác. Tổng thống Win Myint cũng đã ân xá hàng ngàn tù nhân vào tháng trước.

Việc ân xá tù nhân là hành động truyền thống tại Myanmar, trước khi năm mới tại nước này bắt đầu vào ngày 17/4.

Hai người đã được các cộng sự tại Reuters đón và đưa tới đoàn tụ với gia đình.

Hai người đã bị bắt hồi tháng 12/2017 khi đang điều tra một vụ giết hại 10 người Rohingya khi bị bắt. Cuộc khủng hoàng di cư đã khiến hơn 730,000 người Rohingya lên đường sang Bangladesh tị nạn.

Bài viết của hai anh đã nhận được giải thưởng danh giá của báo giới, giải Pulitzer trong lễ trao giải vừa qua.

Ngoài ra, hai nhà báo còn được tờ Time vinh danh là "Gương mặt của năm" cùng với nhiều nhà báo khác.

Trong suốt phiên điều trần và xét xử năm ngoái, các luật sư biện hộ đã khẳng định rằng vụ bắt giữ đã được "dàn xếp" trước đó, nhằm ngăn chặn các nhà báo này tiếp tục điều tra.

Một nhân chứng của phía công tố, một cảnh sát, đã làm chứng rằng cảnh sát đã gài tài liệu này vào người của các phóng viên để buộc tội họ. Một sĩ quan khác tại tòa đã nói mà không đưa ra lời giải thích rằng ông ấy đã đốt những ghi chép có lien quan tại thời điểm các nhà báo bị bắt.

Trong suốt quá trình xét xử, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và lãnh đạo các nước châu Âu đều lên tiếng mong muốn Myanmar thả hai phóng viên.

Tổng biên tập của Reuters Stephen J. Adler đã hoan nghênh thông tin này.

"Chúng tôi rất vui mừng khi Myanmar đã thả những phóng viên dũng cảm, Wa Lone và Kyaw Soe Oo. Kể từ khi bị bắt cách đây 511 ngày, họ đã trở thành biểu tượng quan trọng của tự do báo chí trên toàn thế giới", ông nói.

Trước đó, tòa án tối cao của Myanmar đã bác bỏ đơn kháng án của hai nhà báo này vào tháng 4 vừa qua. Họ cũng đưa ra bằng chứng cho thấy cảnh sát đã dàn dựng vụ việc, đồng thời tòa án không có đủ chứng cứ buộc tội.

Trước đó, hai nhà báo cũng đã gửi đơn kháng án lên tòa án thành phố Yangon và đã bị phủ quyết hồi tháng 1 vừa qua.

Vợ của hai phóng viên đã viết thư gửi chính phủ, xin cho chồng mình được ân xá. Họ nói rằng điều này không phải vì họ đã làm gì sai, mà vì cách này sẽ cho phép gia đình họ được đoàn tụ với nhau.

Ông Ara Darzi, một cố vấn của chính phủ Myanmar nói rằng việc đàm phán cho lệnh ân xá đối với Wa Lone và Kyaw Soe Oo đã có sự tham gia của chính phủ Myanmar, Reuters, Liên hợp quốc và đại diện nhiều chính phủ khác.

Ông nói rằng chính phủ do bà Suu Kyi dẫn dắt sẽ chỉ cân nhắc việc ân xá cho hai nhà báo nếu như đơn kháng cáo của họ bị Tòa án tối cáo phủ quyết.

"Tôi rất biết ơn Tổng thống, bà Suu Kyi và các thành viên chính phủ vì đã để điều này trở thành hiện thực", ông Darzi nói thêm.


Hoàng Việt (Theo Reuters)/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Nhà báo Nguyễn Văn Học - tác giả nhận giải Nhì cuộc thi viết “Hào khí Trường Sơn”: (07/05/2019-15:27)
  • Tác phẩm của phóng viên Việt Nam đoạt giải ba ảnh quốc tế ở Anh (04/05/2019-11:17)
  • "Với phụ nữ chọn nghề báo là đã thêm một gánh nặng trên vai..." (25/04/2019-11:37)
  • Xây dựng mô hình quản lý thông tin, truyền thông trên mạng xã hội ở tỉnh Quảng Ninh (23/04/2019-1:54)
  • Tôi muốn góp một chút sức lực vào niềm “kiêu hãnh” của người Việt ở nước ngoài (19/04/2019-15:25)
  • Nhà báo, nhà thơ Hải Như và tôi (18/04/2019-09:05)
  • Người yêu nghề và có độ “lỳ” rất cao (16/04/2019-10:08)
  • Báo chí có tác dụng rất lớn trong việc định hướng thông tin về những hiện tượng “lạ” trong xã hội (16/04/2019-3:06)
  • Sự thật chính là tôn chỉ, mục đích cuối cùng của báo chí (31/03/2019-20:36)
  • Báo HàNộimới Cuối tuần - “đọc chậm”, thấm sâu, đậm “chất” Hà Nội (31/03/2019-19:59)