Thứ sáu, ngày 10/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Hành động thực sự (27/05/2019-8:35)
    (NLBTH) - Đi trên đường những ngày này rất dễ tiếp cận băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi hành động vì trẻ em. Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 cũng đã được nhiều địa phương tổ chức khá quy mô.

Phải khẳng định chúng ta đã làm rất tốt công tác truyền thông nhằm kêu gọi và định hướng cả xã hội chung sức vì sự bình yên cho con trẻ. Đó là một điều rất đáng mừng, nhưng rõ ràng, điều mà chúng ta quan tâm nhiều hơn vẫn là hiệu quả của công tác truyền thông sẽ tới đâu.

Những cái chết thương tâm do tai nạn thương tích vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Những đứa trẻ bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động và nhiều hành vi đáng lên án khác vẫn đâu đó, âm ỉ trong gia đình, và cả công khai trên đường phố. Chúng  nhìn vào tấm băng rôn kia để chờ đợi việc bảo vệ chúng hiệu quả hơn.

Tháng hành động vì trẻ em với cao điểm truyền thông chính là cơ hội để cả xã hội thay đổi nhận thức, dành tâm lực, nguồn lực cho trẻ. Điều cần thiết là cách thức tổ chức thực hiện thế nào để hiệu quả nhất?

Bộ LĐ, TB&XH đã có công văn số 1332 gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2019. Bằng công văn này, Bộ LĐ, TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương; truyền thông trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống tảo hôn, phòng, chống trẻ em bỏ học, thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Để bảo đảm kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ phải chỉ đạo lập danh sách bàn giao, tiếp nhận, quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại địa phương; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè, văn hóa, thể thao, giao lưu với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp; rà soát, kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy hiểm thường xảy ra tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông cho trẻ...

Khuyến khích tổ chức các diễn đàn trẻ em để trẻ thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, trong đó có sự tham gia của trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng, chống bạo lực, xâm hại, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em

Năm nào Bộ LĐ, TB&XH cũng ban hành văn bản hướng dẫn về những việc cần làm trong Tháng hành động vì trẻ em và cả năm, tuy nhiên sự hưởng ứng ở cơ sở thì không phải lúc nào cũng đầy đủ và nghiêm túc.

Chúng ta phải cùng nhau xác định lại một lần nữa đó là: Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai. Đã đến lúc các địa phương, nhất là các tổ chức đoàn - đội phải thực sự trăn trở, cùng với gia đình xây dựng ra những “pháo đài” vững chắc bảo vệ trẻ em để chúng không còn lo lắng trước những cạm bẫy rập rình.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Phải thay đổi lề lối, tác phong (25/05/2019-17:27)
  • Căn bệnh hình thức (21/05/2019-21:51)
  • Bình tĩnh trước thông tin (19/05/2019-23:24)
  • Hướng nghiệp sính ngoại (13/05/2019-16:49)
  • Cái kết của hư danh (12/05/2019-20:01)
  • Để bớt đi nỗi đau con trẻ (10/05/2019-16:42)
  • Hài hòa lợi ích (09/05/2019-21:32)
  • Click chuột bằng trái tim (08/05/2019-12:36)
  • Những chiếc “đầu” rác (02/05/2019-22:35)
  • Tinh thần làm việc (01/05/2019-10:30)