Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Báo giấy - món ăn tinh thần không thể thiếu trong thời đại số (28/05/2020-18:28)
    Trong quá trình bùng nổ các phương tiện truyền thông gắn với ứng dụng công nghệ hiện đại. Báo giấy vẫn giữ vai trò không thể thiếu trong một bộ phận độc giả trung thành. Báo giấy luôn tự đổi mới để bắt nhịp với quá trình thay đổi của báo chí cũng như thị hiếu của công chúng.
Ông Nguyễn Văn Giang (Hà Đông – Hà Nội) vẫn giữ thói quen đọc báo hàng ngày.

 

Mong chờ báo giấy ra hàng ngày

Trong quá trình bùng nổ các phương tiện truyền thông, kênh thông tin báo giấy vẫn giữ vai trò quan trọng, là món ăn hàng ngày của người dân khi họ vẫn duy trì thói quen cầm tờ báo giấy lên đọc. Hệ thống phát hành báo giấy vẫn được đưa về cơ sở, thậm chí là thôn bản theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh hay người đưa thư truyền thống.

Luôn có thói quen đọc báo vào buổi sáng, ông Nguyễn Văn Giang (Hà Đông – Hà Nội) sau khi về nghỉ hưu năm 1997, nhiều thời gian rảnh ông bắt đầu đặt báo giấy và tìm kiếm thông tin trên báo giấy. Ông cho biết “người dân như chúng tôi đón nhận hàng ngày, hàng giờ. Từ khi chưa có smartphone, mạng 3g, internet cho đến bây giờ tôi vẫn giữ thói quen với báo giấy, để biết thông tin về đời sống xã hội, dòng sự kiến, đặc biệt những chính sách của Đảng và nhà nước”.

Không chỉ ông Nguyễn Văn Giang, nhiều người là cán bộ về hưu, Đảng viên, người lao động vẫn có thói quen sử dụng báo giấy như một món ăn tinh thần quan trọng. Ông Bụi Trọng Tố, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chinh được con gái cho smartphone để tiện liện lạc và có thể đọc báo, nhưng theo ông:  “Tôi vẫn giữ thói quen đọc báo giấy vì nó không cần cầu kỳ như anh smartphone, cầm trên tay không bị nóng, mỏi tay. Báo giấy thân thiện, mở ra đóng vào dễ dàng, không sợ mất, không sợ hại mắt...ngửi mùi mực quen thuộc nó mang lại cho mình cảm giác thư thái, nhẹ nhành khi đọc”.

Thực tế cho thấy trong xu thế mọi người, mọi nhà sử dụng công nghệ để tiếp cận thông tin nhanh nhất, thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân trung thành với báo giấy. Việc duy trì thói quen sử dụng báo giấy để nắm bắt thông tin giúp họ không bị lệ thuộc vào công nghệ, không bị mặt trái của công nghệ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đã có những trường hợp, người dùng lạm dụng công nghệ để theo dõi tin tức và bị “rơi” vòng xoáy vô định của thông tin trên mạng. Đến lúc họ cảm thấy tất cả thông tin trên mạng đều vô bổ, nhiều quảng cáo sáo rỗng và cuối cùng mất quá nhiều thời gian, thậm chí có hại cho mắt, cho trí não nên họ đã quay trở lại báo giấy và coi báo giấy như một phần không thể thiếu.

Báo giấy vẫn giữ vai trò không thể thiếu

Trong thời đại mạng xã hội phát triển nhanh như vũ báo, một bài viết được sản xuất trên nền tảng mạng xã hội chỉ một giờ sau là có thể hàng nghìn người đọc, chia sẻ, nhất là những vẫn đề được dư luận quan tâm.

Nhiều báo giấy cũng dựa vào mạng xã hội để khai thác tham khảo những thông tin mà xã hội đang quan tâm. Tuy nhiên không thể khai thác ở trên mạng để đưa vào tin bài, phóng viên báo giấy cần khai thác ở hiện trường, đến tận nơi xảy ra sự kiện đó để lấy thông tin số liệu xác thực nhất.

Cán bộ, đảng viên xã Chư Kbô (huyện Krông Búk) dành thời gian mỗi buổi sáng để đọc Báo Đắk Lắk. Ảnh Lê Thành
Cán bộ, đảng viên xã Chư Kbô (huyện Krông Búk) dành thời gian mỗi buổi sáng để
đọc Báo Đắk Lắk. Ảnh Lê Thành

Báo giấy vẫn phát triển cùng với báo điện tử để hỗ trợ nhau, thực tế các cơ quan đều tồn tại hai hình thức là báo điện tử và báo giấy. Tuy nhiên nội dung hai tờ báo cũng cần có sự khác nhau để thu hút độc giả. Báo giấy phải súc tích, gọn gàng, nhưng nó cũng phải thể hiện được tính kịp thời ngang với báo điện tử. Nếu thông tin không có gì mới thì người ta sẽ xem thông tin ở trên mạng.

Nhà báo Nguyễn Văn Phú, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Đắk Lắk, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Báo giấy vẫn phải tồn tại, chỉ có điều làm sao thay đổi về hình thức trình bày, cách thức thể hiện nội dung, hình ảnh cũng phải bắt mắt hơn, thông tin cũng phải nhanh nhậy kịp thời.

"Báo giấy hôm nay ghi nhận thì sớm nhất hôm sau mới ra báo nên thông tin sẽ bị chậm. Muốn cho người ta đọc thì bắt buộc thông tin phải nhanh ngọn súc tích, chính xác hơn. Ngoài ra, báo giấy thì diện tích có hạn nên đòi hỏi việc thể hiện càng phải gọn gàng, bắt mắt hơn” - nhà báo Nguyễn Văn Phú chia sẻ.

Thực tế cho thấy, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, chưa có internet, nhiều nơi cũng có mạng 3g, 4g, việc sắm smartphone còn chưa phổ biến cho nên báo giấy đưa đến đồng bào ở xa cũng rất cần thiết. Báo giấy vẫn phải tồn tại, vẫn là kênh quan trọng đưa chủ trương, đường lối chính sách pháp luật đến với người dân, đồng thời góp phần định hướng dư luận xã hội.

Báo giấy đã, đang và sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu trong những giờ phút thư giãn của mọi người, mọi gia đình. Báo giấy cùng những sự kiện lớn của đất nước trong thời gian gần đây đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu về thông tin giải trí của nhiều đối tượng khán giả. Sức hấp dẫn của báo giấy không chỉ ở mức độ lan tỏa lớn rộng khắp mà còn chất lượng nội dung được nâng lên ở mỗi số báo phát hành.

Làm mới để hòa vào dòng chảy báo chí hiện đại

Bên cạnh việc có được một bộ phận lớn những độc giả trung thành, nhiều cơ quan báo chí cũng tự tìm cách đưa báo giấy đến gần với khán giả hơn, kéo thêm một lượng độc giả về. Người xem có thể vào báo điện tử để đọc báo giấy ở mọi lúc mọi nơi mà không cần tìm mua báo.

Các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên say mê đọc báo. Ảnh Thanh Thủy
Các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên say
mê đọc báo. Ảnh Thanh Thủy

Nhiều tờ báo lớn như báo: Quân đội Nhân dân, Hànộimới, báo Thế giới và Việt Nam…xuất bản báo giấy lên báo điện tử, nghĩa là scan từng trang báo giấy đăng lên điện tử. Việc này ưu điểm là nhanh chóng, hình ảnh trên báo giấy đăng điện tử bắt mắt, sắc nét, ảnh và nội dung. Tuy nhiên như vậy cũng không thực sự hiệu quả vì người đọc vẫn phải có máy tính, smartphone kết nối mạng internet.

Báo giấy vẫn phải giữ vai trò quan trọng trong xã hội, vẫn là xương sống để giữ mạch thông tin chính thống. Trong những sự kiến lớn của đất nước, hay đơn giản là những vụ án lớn mà các cơ quan nhà nước đang xét xử.

PGS,TS. Nguyễn Đức Dũng - Truyền hình Nhân Dân, Báo Nhân Dân cho biết: khi phát thanh mới xuất hiện, có một nhà nghiên cứu báo chí nước ngoài đã tiên đoán: “Nếu như công chúng đã có thể nghe mọi tin tức qua radio thì không có lý do gì để họ đọc báo in nữa”. Nhưng điều đó đã không xảy ra và trong thực tế, cho đến nay báo giấy vẫn tồn tại song song cùng với phát thanh, truyền hình và các hình thức thông tin trên internet. Báo giấy có thế mạnh là độ chính xác cao của văn bản.

Thực tế nhiều độc giả hiện nay vẫn coi báo giấy là loại hình báo chí gần gũi, có độ tin cậy cao, coi những thông tin trên báo giấy là nguồn thông tin chính thống. Đặc biệt, ở những nơi không có thiết bị kết nối mạng internet, không sóng phát thanh, truyền hình thì báo giấy đương nhiên vẫn là nguồn thông tin số một.

PGS,TS. Đức Dũng cũng cho rằng: Sự phát triển của thông tin điện tử trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang đặt ra những thách thức to lớn không chỉ với báo giấy mà còn cả với phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tất cả các loại hình truyền thông này vẫn đang phát triển trong thế giới hiện đại. Báo giấy, phát thanh và truyền hình đã và đang thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ để tiếp tục phát triển. Tất nhiên, mỗi loại hình kể trên sẽ có cách thích ứng và mức độ phát triển riêng, phù hợp với đòi hỏi của thực tế cuộc sống…

Tất cả những điều đó cho thấy những lý do để loại hình báo, chí giấy tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh của đời sống thông tin, truyền thông hiện đại.

                                                      
Theo Lê Tâm/Báo Nhà báo và Công luận

 

 

 

 

Các tin khác:
  • Bài 2: Khi người làm báo dùng mạng xã hội để tiếp cận gần người đọc (11/05/2020-12:24)
  • Bài 1: Làm chủ công nghệ để làm nghề hiệu quả (11/05/2020-12:20)
  • Sức sống của tác phẩm được hiện hữu trong đời sống thực (08/05/2020-12:04)
  • Bài 5: “Những người lính” không mang quân phục (16/04/2020-12:12)
  • Bài 4: "Tác chiến" trong đêm (16/04/2020-12:05)
  • Báo chí là lực lượng trực tiếp xung trận (16/04/2020-11:58)
  • Bài cuối: Lối đi ngay dưới chân mình! (14/04/2020-23:01)
  • Bài 5: "Kịp thời tiếp thêm nguồn lực để báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ" (14/04/2020-22:56)
  • Bài 4: Chính sách nào cho "mũi tiên phong"? (14/04/2020-22:52)
  • Bài 3: "Giải cứu" báo chí từ chính sách (14/04/2020-22:49)