Chủ nhật, ngày 28/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Quy định đạo đức người làm báo
Nhận diện phi đạo đức trong hoạt động báo chí (22/07/2016-19:59)
    Kỳ 1: Vị trí, vai trò của đạo đức trong thực hiện Luật báo chí

 Luật Báo chí nói chung và Luật Báo chí 2016 không phải chỉ dành riêng cho báo chí mà mọi công dân, tổ chức trong xã hội đều chịu sự tác động và bắt buộc thực hiện.

Chính vì vậy, quyền lợi của công dân đi liền với nghĩa vụ thực hiện Luật (hoặc do Luật Báo chí điều chỉnh) là khá chi tiết và cụ thể. Quyền tự do báo chí của công dân gồm: Sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; in, phát hành báo in…

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân gồm: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia, góp ý kiến vào những vấn đề KT- XH; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân khác… Và Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mọi công dân.

Trước khi khảo sát về đạo đức người làm báo, chúng ta quan tâm xem: Nhà báo, cơ quan báo chí có những quyền và nghĩa vụ gì? Trước tiên, nhà báo được cấp thẻ hành nghề, được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí, được tới các cơ quan, tổ chức để tác nghiệp và chỉ cần xuất trình thẻ hành nghề; được cơ quan tổ chức cung cấp tư liệu, tài liệu không thuộc danh mục cấm như bí mật Nhà nước, bí mật đời tư, được hoạt động nghiệp vụ ở các phiên tòa xét xử công khai…

Quyền lợi là vậy, nhưng nghĩa vụ các nhà báo phải tuân thủ cũng rất rõ: Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực, đấu tranh với tiêu cực và hành vi sai phạm; không được lợi dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật; không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; tuân thủ Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo…

Về những điều được làm và những điều không được làm khi hành nghề báo chí là rất rõ và dễ nhận thấy. Riêng về lĩnh vực đạo đức trong hành nghề, theo tôi cần phải được soi xét và nhận diện đúng… Cũng trong Luật Báo chí 2016, điều 28, khoản 6 chỉ rõ: … “Người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ trong các trường hợp, vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí hoặc sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Như chúng ta đã biết: Từ năm 2005, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam với 9 điều, hầu hết các điều mang tính vận động, định tính và kêu gọi nhà báo thực hiện tác nghiệp theo lương tâm và trách nhiệm…

Theo quy định của Luật Báo chí 2016, Quy định về đạo đức phải được luật hóa, là một tiêu chí quan trọng để hướng dẫn, chế tài hoạt động của nhà báo, cơ quan báo chí cũng như xử lý sai phạm của nhà báo…

Phan Hữu Minh
(Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam)
 Nguồn: Báo Nhà báo và Công luận

 

 

Các tin khác:
  • Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và dân chủ trong báo giới (22/07/2016-7:44)
  • Bổ sung quy định về đạo đức nghề nghiệp cho phù hợp với Luật Báo chí hiện hành (21/07/2016-22:28)
  • Xây dựng bộ quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp pháp luật và hoạt động báo chí (21/07/2016-22:18)