Thứ tư, ngày 08/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Diễn đàn “Đạo đức Người làm báo Việt Nam”:
Ngẫm về tâm nghề! (03/11/2016-10:19)
    Ngẫm cho tới cùng nghề báo là nghề đặc thù, nhà báo luôn phải giữ được tâm nghề, tự đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác, trung thực, khách quan phục vụ kịp thời quyền lợi của công chúng báo chí. Đồng thời với hành động dũng cảm là thái độ thiện tâm của nhà báo khi hành nghề.

Thi thoảng ngồi trò chuyện với những người làm báo đã nghỉ hưu, mọi người rất tâm đắc với những lời tâm sự của nhà báo Vũ Long, nguyên Tổng biên tập Báo Hải Phòng những năm 80: “Làm nghề nào cũng cần phải có cái tâm. Chữ tâm trong hành nghề chính là nhân cách của con người. Những người làm nghề báo có tâm thì không uốn cong ngòi bút, không lợi dụng nghề để khoe khoang, vòi vĩnh. Xã hội nể trọng người làm báo, nhiều lĩnh vực trong xã hội rất vui khi được báo chí đưa tin, viết bài khen ngợi, bởi cái tốt của họ được lan tỏa trong đời sống. Ngược lại khi cơ quan nọ, doanh nghiệp kia có thiếu sót, họ không muốn báo chí chiềng họ ra giữa thiên hạ. Và rồi giữa cơ quan nọ và doanh nghiệp kia với người làm báo nọ và kia có chuyện với nhau. Nhờ có cái tâm trong sáng của người làm báo nên đã góp phần vào sự ổn định xã hội. Còn với người lãnh đạo, nhờ có cái tâm trong sáng nên nội bộ cơ quan đoàn kết, tờ báo ngày càng trở nên thân thiện với công chúng nhờ hình thức đẹp, có nhiều bài báo hay, hấp dẫn”.

Rõ ràng, đạo đức nghề báo là nhu cầu tự thân của người đi hành nghề nhưng là đòi hỏi lương tâm của một con người. Những năm gần đây số lượng các cơ quan báo chí tăng mạnh, số lượng người làm báo cùng lũy tiến theo cấp số nhân của các cơ quan báo chí. Xuất hiện nhiều cơ quan báo chí là tín hiệu mừng đối với xã hội dân chủ, công khai và cởi mở. Nhưng điều đáng nói là nhiều cơ quan báo chí quên tôn chỉ, mục đích tờ báo của mình. Một địa phương có tới hơn ba chục hoặc gần bốn mươi cơ quan báo chí trong nước đặt đại diện, phải chăng vì địa phương đó cần được tuyên truyền rộng rãi để công chúng cả nước ngưỡng mộ. Điểm lại, mấy chục cơ quan báo chí đặt đại diện ở địa phương nọ đã thường xuyên có tin bài về địa phương đó chưa?. Chắc chắn trong số nghìn người được cấp Thẻ nhà báo trong cả nước, có không ít người chưa từng viết nổi một bài báo nhưng họ đi xin quảng cáo, dọa viết bài về chỗ nọ chỗ kia chắc chắn nhà báo chân chính phải bái phục.

Thời gian qua, trên báo chí đã đưa ra khá nhiều dẫn chứng về biểu hiện lạm quyền của một số nhà báo. Một số nhà báo có tâm lý ảo tưởng, mình là người có thẩm quyền phán xét, kết luận hoặc kết tội trước khi tòa tuyên án. Nhà báo không thể nhân danh bất cứ mục đích gì để biện minh cho việc bóp méo sự thật. Vì thế, hãy tôn trọng độc giả với ý thức xã hội và trách nhiệm công dân của người làm báo.

Nhà báo Đỗ Hoàng (Hội Nhà báo TP. Hải Phòng)

 

Các tin khác:
  • “Cần chỉnh sửa hàm răng bị mọc lệch” (28/10/2016-10:10)
  • Toạ đàm “Đạo đức người làm báo và những rủi ro trong quá trình tác nghiệp báo chí” (26/10/2016-21:22)
  • “Gặp gỡ tháng 10” - hạnh phúc trổ hoa (24/10/2016-7:38)
  • Giao lưu văn nghệ giữa người làm báo nữ và nữ văn nghệ sỹ xứ Thanh (20/10/2016-14:41)
  • Tạo vị thế không thể nói suông mà phải bằng hành động (18/10/2016-10:22)
  • Rèn nghề, tôn trọng pháp luật để tự bảo vệ mình (13/10/2016-16:19)
  • Cần đưa thêm “công bằng” và “tôn trọng con người” vào chuẩn mực đạo đức nhà báo (07/10/2016-8:12)
  • Những quy định cơ bản về đạo đức người làm báo Việt Nam (05/10/2016-21:42)
  • Hướng tới giá trị nhân văn, xây dựng xã hội tốt đẹp (05/10/2016-21:38)
  • Người làm báo phải có tự trọng nghề nghiệp (29/09/2016-11:13)