Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Câu hỏi mùa trung thu (21/09/2017-21:50)
    (NLBTH) - Trong những mặt hàng dễ gây ngộ độc phải kể đến bánh trung thu, bởi đây là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ, có thời hạn sử dụng ngắn, người sản xuất lại ít chấp hành quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lựa chọn bánh trung thu không chỉ nhìn bằng mắt (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Đã có nhiều dụng cụ dùng làm bánh được tận dụng từ các ngành hàng khác, thậm chí từ dụng cụ chế biến màu công nghiệp như đã bị phát hiện.

Cách đây cả tháng bánh trung thu đã bày bán trên nhiều đường phố ở thành phố Thanh Hóa. Đây là mặt hàng thường được dùng làm quà biếu, sức tiêu thụ lớn, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng ưa dùng.

Khi mà chất tồn dư công nghiệp ngày càng nhiều hơn trong những mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ lớn, ở một số thương hiệu quen thuộc, thì xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng bánh trung thu của các cơ sở sản xuất truyền thống của địa phương trở nên phổ biến hơn bởi vừa rẻ, lại an toàn.

Tuy nhiên, khi mà ý thức của người sản xuất chưa cao, họ thường quan niệm đây không phải mặt hàng chính, chỉ làm theo mùa vụ, vì thế không đầu tư nhiều, càng không chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà thường coi trọng mẫu mã, giá cả nhằm cạnh tranh trên thị trường.

Thực trạng này đang đặt ra sự lo lắng nhiều hơn, câu thúc trách nhiệm của cơ quan chức năng. Làm thế nào để dịp tết trung thu này bảo đảm được an toàn thực phẩm tiếp tục là câu hỏi, và không dễ trả lời.

Để kiềm chế nguy cơ này trước tiên các ngành, các cấp phải thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu về an toàn thực phẩm. Trong đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ngoài tăng cường thanh kiểm tra, tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cần phải kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định, phải xử lý nghiêm các vi phạm. Cùng với đó, người tiêu dùng là nhân tố quan trọng. Mỗi người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm nên chọn loại hàng có nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng...

Một sự đồng hành trách nhiệm của chính quyền và cơ quan quản lý thị trường, cơ quan đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khiến người tiêu dùng có niềm tin tiêu dùng hơn, góp phần hạn chế những vụ ngộ độc thực phẩm.

Chúng ta kêu gọi và chờ đợi sự thông thái của người tiêu dùng, nhưng cũng không thể để họ “tự bơi” trong ma trận thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Thoát nước “thất thủ” và câu hỏi trách nhiệm (18/09/2017-12:22)
  • Nâng cấp hạ tầng cần gắn với việc “thông tắc” ý thức (16/09/2017-15:06)
  • Chế tài mạnh cần có quyết tâm cao (15/09/2017-8:17)
  • Khát vọng sức mạnh nhưng không thể tùy tiện (12/09/2017-10:08)
  • Cần cởi bỏ tư duy... trang sức (11/09/2017-14:54)
  • Bình ổn giá bằng... lương tâm (09/09/2017-16:09)
  • Coi thường dân, dân không “mù”, dân không tin, chống tham nhũng, chống… lưng! (07/09/2017-8:24)
  • “Hoa hồng” hay tiền hối lộ? (06/09/2017-16:25)
  • Nói không thực chất (04/09/2017-9:17)
  • Một giờ, và một sự chờ đợi (31/08/2017-17:00)