Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tham gia lễ hội mùa xuân:
Cần thoát ly tâm lý đám đông (26/02/2018-8:17)
    (NLBTH) - Dòng người đổ về một số di tích nổi tiếng thêm đông sau lễ “mở cửa trời” cuối tuần qua, chỉ tiếc rằng trong dòng khách lễ ấy có những người không biết mình đang làm gì.
Khách lễ (ảnh chỉ có tính minh họa, từ kenh VTC14)

Nhận thức thấp kém và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông của nhiều người tham gia lễ hội đang tạo ra sự phản cảm và lãng phí không hề nhỏ. Tình trạng này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lên tiếng, nhưng vẫn chưa tạo ra sự thay đổi.

Khi khách lễ còn bị chi phối bởi hành động của đám đông, thì chắc chắn dòng người đi lễ hội còn bị dẫn dắt vào những việc làm không phù hợp.

Bây giờ ở di tích nào cũng quy định không thắp hương bên trong đền thờ, khu vực cung cấm, giếng nước, gốc cây, tượng thờ... không được dắt tiền, thả tiền, nhưng nhiều khách lễ vẫn vi phạm. Một người làm kéo theo vi phạm dây chuyền, tạo ra nguy cơ cháy nổ và ảnh hưởng môi trường, cảnh quan, sự linh thiêng của nơi thờ tự.

Dường như nhiều khách lễ đang đem theo những ứng xử trần tục vào nơi tâm linh, và họ sẵn sàng “sáng tạo” ra những việc làm theo ý chí cá nhân không phù hợp với văn hóa Việt. Một người làm được sẽ có nhiều người làm theo. Đó là điều dễ hiểu bởi người tham gia lễ hội thường nhìn người khác thể hiện khát vọng trước thần thánh để làm theo bằng thứ suy nghĩ tham lam rằng mình không thể khác người, mà không cần biết người khác làm như thế đã đúng chưa.

Mỗi di tích đều có quy định, lớn hơn là những quy định của Luật Di sản văn hóa, nhưng phần nhiều khách đến di tích, tham gia lễ hội gần như không quan tâm đến điều đó. Thậm chí có người còn không biết họ dâng lễ vật trước bàn thờ ai để khấn cầu. Họ đi theo đám đông một cách vô thức, một việc làm giống như người cầm đơn đến nhầm địa chỉ giải quyết.

Cách ứng xử theo kiểu thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào khiến cho bức tranh lễ hội đầu xuân thêm những gam màu tối.

Phải thay đổi suy nghĩ để việc tham gia lễ hội của chúng ta trở nên ý nghĩa, phát huy tác dụng hơn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, chứ không nên chỉ chạy theo đám đông một cách vô thức, đảy tín ngưỡng Việt vào những thứ lai căng, xa lạ và thực dụng.

Để làm được điều đó trước tiên phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao vai trò định hướng, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý văn hóa ở mỗi địa phương có di tích, lễ hội.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Xua đuổi tàn dư tết (24/02/2018-23:17)
  • Gây rừng, gây dựng niềm tin (23/02/2018-19:09)
  • Lòng thành núp bóng (12/02/2018-08:59)
  • Hình ảnh trên những con đường hoa (11/02/2018-12:00)
  • Khuôn mặt ngày cận tết (09/02/2018-8:12)
  • Nghịch lý phong trào (07/02/2018-8:07)
  • Những “con voi” chui qua “lỗ kim” (05/02/2018-20:43)
  • Sân khấu cho ai? (30/01/2018-8:38)
  • Đất sống cho tội phạm (29/01/2018-8:01)
  • “Chiếc bánh” lễ hội và đơn thuốc trị lòng tham (26/01/2018-10:07)