Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Hiệu lực của án phạt và câu hỏi về kỷ cương (19/03/2018-14:03)
    (NLBTH) - Nhiều án phạt liên quan đến vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính đã được ban hành gần đây, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe.

Cán bộ cần chấp hành đầy đủ kỷ luật, kỷ cương (ảnh chỉ có tính minh họa, từ TTXVN)

Năm 2017 một án phạt rất nghiêm khắc được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa áp dụng cho lãnh đạo một Chi cục khi công bộc này cho cán bộ đi du lịch trong ngày làm việc. Sau tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 thêm những án phạt nặng hơn được áp dụng cho một loạt cán bộ trong ngành Điện lực, Kho bạc và Giáo dục ở một số tỉnh, thành phía Bắc bỏ nhiệm sở đi lễ chùa.

Những án phạt được hy vọng sẽ cảnh tỉnh những cán bộ còn lại không vi phạm. Thế nhưng cách đây ít ngày Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa buộc phải đưa ra một án phạt nghiêm khắc cho tập thể lãnh đạo một trường THPT ở huyện Nga Sơn vì đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi giao lưu kinh nghiệm kết hợp lễ chùa khi chưa được cơ quan cấp trên đồng ý.

Án phạt là sự bắt buộc nhằm thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm sự bình đẳng, công tâm của những quy định pháp luật, và được xem như một thứ “gương soi” để cho người khác nhìn vào soi chiếu, điều chỉnh hành vi của mình. Thế nhưng với những gì vừa xảy ra cho thấy nhiều người đã không làm điều đó hoặc suy nghĩ rất đơn giản về điều đó dẫn đến vi phạm.

Quy định của Nhà nước về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan, đơn vị là không được bỏ nhiệm sở trong giờ làm việc, không sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc và buổi trưa trong ngày làm việc. Thế nhưng khi quy định đi vào cuộc sống nó đã không nhận được sự hợp tác của nhiều người đứng đầu cơ quan, đơn vị, sự thiếu gương mẫu chấp hành của một số cán bộ, đảng viên. Nhiều người vẫn ngang nhiên vi phạm hoặc cố tình lách quy định, và chỉ bị phát hiện khi có người trong nội bộ tố giác, báo chí phát hiện.

Những án phạt liên tiếp được đưa ra, không hề nhẹ, nhưng dường như mới chỉ tạo được sự lo sợ nhất thời, thoảng qua rồi quên luôn với nhiều người. Sự dễ dãi với bản thân và bất chấp các quy định cùng với việc thiếu kiểm tra, giám sát đầy đủ, kịp thời của cơ quan chức năng được xem như môi trường tốt để những vi phạm sinh sôi.

Thật khó để chờ đợi sự tự giác chấp hành đầy đủ quy định về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong công sở. Căn bệnh này chỉ có thể đẩy lùi khi có sự thường xuyên và quyết liệt hơn trong kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Thiếu đi điều đó những quy định dù có mạnh đến mấy cũng khó để đối tượng áp dụng e sợ.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Không tắt đèn cơ học (16/03/2018-20:39)
  • Câu hỏi về năng lực chính quyền cơ sở (12/03/2018-7:59)
  • Câu hỏi ngược (11/03/2018-8:40)
  • Kênh thông tin quan trọng (09/03/2018-9:09)
  • Không có “trời riêng”! (06/03/2018-8:41)
  • Cần lựa chọn cách làm phù hợp (04/03/2018-21:32)
  • Giới hạn của sự chịu đựng (02/03/2018-16:13)
  • Cần thoát ly tâm lý đám đông (26/02/2018-8:17)
  • Xua đuổi tàn dư tết (24/02/2018-23:17)
  • Gây rừng, gây dựng niềm tin (23/02/2018-19:09)