Thứ sáu, ngày 04/07/2025
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Trao đổi kinh nghiệm làm báo cho PV, BTV Báo Văn hóa và Đời sống (20/09/2018-21:21)
    (NLBTH) - Báo Văn hóa và Đời sống vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí, nhằm mục đích bồi dưỡng kỹ năng viết bài cho phóng viên, biên tập viên trong đơn vị. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao động) trực tiếp truyền giảng.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ kinh nghiệm làm báo tại lớp tập huấn

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nổi tiếng trong mảng báo chí điều tra ở Việt Nam. Anh từng thực hiện hàng loạt phóng sự điều tra lớn và nhiều lần đoạt Giải Báo chí quốc gia cùng các giải thưởng danh giá khác.

Với những kinh nghiệm quý tích lũy trong quá trình tác nghiệp của mình, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã có những chia sẻ thiết thực về các kỹ năng của người làm báo trong xã hội hiện đại, những câu chuyện của bản thân... mong muốn truyền  nguồn cảm hứng cho những người làm báo.

Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, đề tài hay là đề tài xuất phát từ những vấn đề thời đại, có ý nghĩa xã hội, có tính khả thi. Hãy đi ra cuộc sống, tiếp xúc với cuộc sống để tìm kiếm đề tài. Đừng ngồi một chỗ, lướt facebook và ngụy biện cho mình là “đang tìm đề tài”. Đề tài hay là đề tài mới mẻ, có tính phát hiện. Những thứ bạn tìm được trên mạng xã hội thì bất cứ ai cũng có thể tìm được, một nhà báo giỏi không được cho phép mình làm dùng những đề tài như thế.

Khi viết bài điều tra đòi hỏi người làm báo phải biết lựa chọn vấn đề để khơi gợi được những điều chưa ai khơi, viết được những gì chưa ai viết. Muốn làm được điều đó, người làm báo phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, từ khâu chọn đề tài, các bước tiến hành thực hiện điều tra, thu thập tư liệu viết bài. Tính chuyên nghiệp thể hiện trong mọi hành động, mọi cử chỉ, tác phong của nhà báo. Từ việc viết lách, tìm hiểu kỹ nhân vật, việc suy đoán tình huống đến kỹ  năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật… Tất cả đều phải chuyên nghiệp và đảm bảo tính chính xác gần như tuyệt đối.

Tại lớp tập huấn các nhà báo đã tương tác làm rõ việc tìm đề tài và tiếp cận vấn đề như thế nào cho có hiệu quả để sáng tạo ra một tác phẩm báo chí tốt; làm thế nào để vượt qua những nỗi sợ hãi để dấn thân vào các vấn đề nóng của xã hội; không bị ảnh hưởng đến cám dỗ của kinh tế báo chí…

Thông qua tập huấn các nhà báo có thêm kinh nghiệm trong việc phát hiện đề tài, xử lỹ thông tin, sáng tạo tác phẩm báo chí, từ đó nâng cao nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí chất chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của báo chí hiện đại, thu hút bạn đọc.

Tin, ảnh Hoài Thương

 

 

Các tin khác:
  • Trường Sa - nơi giục giã đôi chân và con tim người lính già (18/09/2018-23:30)
  • Phát thanh trong xã hội hiện đại (16/09/2018-8:30)
  • Lắng nghe bạn đọc để có những bài báo tốt hơn (16/09/2018-8:26)
  • “Sự cực khổ của người dân đã thôi thúc chúng tôi đi tìm câu trả lời” (12/09/2018-22:02)
  • Tôi đã để nghề báo “ngập lụt” cuộc đời mình (07/09/2018-7:58)
  • Số hóa và câu chuyện báo chí 4.0 (05/09/2018-9:56)
  • Phản biện chính sách là cách “đồng hành” hiệu quả (04/09/2018-20:06)
  • Lĩnh vực tài nguyên, môi trường luôn có sức hút riêng (01/09/2018-7:34)
  • Đài PTTH Thanh Hóa đoạt giải báo chí Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV năm 2018 (01/09/2018-7:30)
  • Quảng cáo trực tuyến trên báo điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 (29/08/2018-18:35)