Chủ nhật, ngày 29/12/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
“Bản Quy tắc cần giúp người làm báo đón nhận, tham gia MXH một cách bản lĩnh, tích cực nhất” (24/09/2018-8:34)
    “Quy tắc rất cần khuyến khích người làm báo tham gia mạng xã hội để trước tiên là phục vụ cho việc tác nghiệp của mình. Nghĩa là thông tin mà nhà báo trích dẫn, bình luận, nêu ý kiến cá nhân về các sự kiện, vấn đề cần mang tính xây dựng, tạo sự đồng thuận cho công chúng và lợi ích chung của đất nước…”.
Tọa đàm "Nhà báo và mạng xã hội" do HNBVN phối hợp với HNB Quảng Ngãi phối
hợp tổ chức ngày 21/9

Đây là quan điểm của Nhà báo Trần Văn Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành HNBVN, Chủ tịch HNB tỉnh Gia Lai góp ý vào bản dự thảo “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên HNBVN”.

Chủ tịch HNB Gia Lai nêu rõ: Nhìn lại chặng đường đổi mới đất nước, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp quan trọng của hệ thống báo chí cách mạng. Đội ngũ những người làm báo ở nước ta đã không ngừng phát triển và trưởng thành về mọi mặt, góp phần tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Tình hình hiện nay đặt ra cho báo chí là làm sao thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Cách mạng công nghệ 4.0 có nội hàm về công nghệ tri thức và công nghệ thông minh với những đặc điểm cơ bản, tác động mạnh mẽ vào nền báo chí truyền thông từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công nghệ số phát triển là xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược.

Với tư cách người làm báo chân chính, các hội viên nhà báo đã nhanh chóng tiếp cận với các thiết bị điện tử thông minh, sáng tạo tác phẩm báo chí điện tử trong tâm thế vững vàng, tự tin, bản lĩnh, có tính chiến đấu cao, bảo đảm đúng định hướng của báo chí nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần và đang đặt ra vấn đề về nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp an ninh truyền thông hiệu quả, trong đó có việc người làm báo tham gia sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Bởi, trên thực tế thời gian qua, nhiều nhà báo tham gia, sử dụng mạng xã hội không chuẩn nên dẫn đến nhiều hệ lụy. Một nhà báo vẫn có thể “hành nghề” trên FB hay các mạng xã hội khác, miễn là anh ứng xử một cách có trách nhiệm với cộng đồng mạng và ngay cả với bản thân mình. Có nghĩa là bao giờ cũng phải hình dung trước thông tin mình đưa ra sẽ mang lại lợi ích hay gây ra tác hại đối với xã hội.

Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam cần tiếp tục và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tổ chức cho hội viên và những người làm báo Việt Nam thực hiện nghiêm túc, triệt để, thường xuyên Điều 5 trong 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Hội Nhà báo Việt Nam rất cần xây dựng văn bản độc lập về nội dung này, bởi lẽ ở nước ta không có báo chí tự do kiểu phương Tây mà chỉ có một dòng báo chí do Nhà nước quản lý, dù đó là cơ quan phát ngôn của tổ chức hay địa phương nào cũng phải thể hiện rõ tôn chỉ, mục đích đúng như các điều khoản Luật Báo chí quy định.


http://file.congluan.vn/data/images/0/2018/09/24/ngoclanh/ong-tran-van-nghia--chu-tich-hnb-gia-lai.jpg?w=500
Nhà báo Trần Văn Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành HNBVN, Chủ tịch HNB Gia Lai


Người làm báo Việt Nam dù chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp khi hành nghề vẫn vẫn phải tuân theo Luật Báo chí và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đó là hai văn bản điều chỉnh mọi hoạt động của người làm báo. Nhà báo không được làm trái Luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Như vậy, Quy tắc rất cần khuyến khích người làm báo tham gia mạng xã hội để trước tiên là phục vụ cho việc tác nghiệp của mình. Nghĩa là thông tin mà nhà báo trích dẫn, bình luận, nếu ý kiến cá nhân về các sự kiện, vấn đề cần mang tính xây dựng, tạo sự đồng thuận cho công chúng và lợi ích chung của đất nước; không được trích dẫn, bình luận theo quan điểm của các phần tử bất mãn thoái hóa, thù địch, chống đối.

Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, đặc biệt là Hội cơ sở cần phối hợp với cơ quan báo chí cùng cấp tổ chức cho nhà báo, hội viên sinh hoạt, trao đổi nghiệp vụ, bàn sâu vào Điều 5- Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia MXH và các phương tiện truyền thông khác”. Đó là việc làm rất cần một Bản lĩnh, sự tỉnh táo- hai yếu tố quan trọng của Chuẩn mực và Trách nhiệm hội viên nhà báo khi tham gia MXH.

Làm được việc này, chắc chắn khi tham gia MXH và các phương tiện truyền thông khác, người làm báo sẽ có chuẩn mực và trách nhiệm cao, cụ thể, rõ ràng, thiết thực, đảm bảo tính chiến đấu, xây dựng và hiệu quả cao hơn nữa.

Theo Ngọc Lành/Báo Công luận

 

Các tin khác:
  • Cần nhìn nhận “chuẩn” về vai trò của Hội Nhà báo để có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả (07/09/2018-7:55)
  • Tăng cường lãnh đạo chuyên trách và “trẻ hóa” đội ngũ cán bộ quản lý của tổ chức Hội (06/07/2018-21:01)
  • Cán bộ chủ chốt quyết định hiệu quả và vị trí của Hội (29/06/2018-8:37)
  • Đạo đức nghề báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 (26/06/2018-10:58)
  • Xây “mái nhà chung” cho người làm báo thường trú (25/06/2018-10:44)
  • Tập hợp bằng “sân chơi” nghiệp vụ (25/06/2018-10:41)
  • Nâng cao đạo đức nghề nghiệp người làm báo để giữ sự trong sạch cho nghề (20/06/2018-8:28)
  • Quản lý bằng quy định riêng không có gì mâu thuẫn với quy định chung (19/06/2018-14:26)
  • Ấn tượng từ Liên hoan tiếng hát Người làm báo Thanh Hóa lần thứ nhất (18/06/2018-7:33)
  • Chi hội nhà báo các cơ quan báo chí TW vô địch Giải bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ 3 - năm 2018 (16/06/2018-7:32)