Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Căn bệnh ý chí (05/11/2018-9:22)
    (NLBTH) - Nhiều nội dung liên quan đến giáo dục trong tuần qua đã nhận được những ý kiến trái chiều. Sở dĩ như vậy bởi đây đều là những vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức học sinh, sinh viên - một nội dung đang được dư luận hết sức quan tâm.
Cần thay đổi để giáo dục bớt đi những điều tai tiếng (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Trong khi Dự thảo Thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị dư luận “ném đá” tơi bời vì thiếu thực tế khi đề cập đến việc đuổi học đối với sinh viên sư phạm vi phạm bán dâm đến lần thứ tư, thì trên địa bàn thành phố Thanh Hóa câu chuyện kỷ luật học sinh vi phạm đạo đức ở Trường THPT Nguyễn Trãi không đúng quy trình cũng gây “bão” dư luận”.

Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận có sai sót, rút lại Dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để sửa chữa; Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa kịp thời kiểm tra và chỉ đạo Trường THPT Nguyễn Trãi hủy các quyết định kỷ luật học sinh, nhưng rõ ràng dư luận vẫn không khỏi day dứt. Đằng sau những quyết định này là một khoảng trống về pháp lý, thể hiện năng lực của cán bộ.

Những người trực tiếp soạn thảo Dự thảo thông tư ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những thành viên Hội đồng kỷ luật học sinh ở Trường THPT Nguyễn Trãi dù đều nhìn nhận được thực trạng vấn đề nhức nhối và đau lòng trong ngành, nhưng vẫn để tình cảm chi phối việc làm.

Cán bộ soạn thảo mong muốn Thông tư với những quy định cụ thể sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm quản lý tốt hơn học sinh, sinh viên, nhất là trong việc học sinh tham gia mua bán dâm đang gây ra những nhức nhối trong xã hội. Còn với Hội đồng kỷ luật của Trường THPT Nguyễn Trãi, thì mong muốn thông qua việc biểu quyết các mức án kỷ luật học sinh để tăng cường tính răn đe, nhằm ngăn chặn không cho tình trạng vi phạm đạo đức trong nhà trường leo thang.

Động cơ của những cán bộ này là tốt, nhưng chưa bao quát hết vấn đề, chưa nhìn thấy những hệ lụy có thể xảy ra. Họ đã không nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật liên quan cũng như thực tế đời sống xã hội trước khi thực hiện dẫn đến dư luận không đồng tình, cơ quan cấp trên “thổi còi”.

Qua hai vụ việc này cho thấy trong công việc tình trạng nóng vội, duy ý vẫn còn diễn ra, không chỉ gây ách tắc công việc, mà còn mất uy tín. Hy vọng đây sẽ là bài học đắt gia không chỉ cho những người trong cuộc, mà còn là bài học cho toàn ngành.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Vết xe đổ phải tránh (01/11/2018-18:56)
  • Cơ hội soi sửa mình (29/10/2018-8:52)
  • Khu phố ngập nước (27/10/2018-23:42)
  • Không lo lắng thụ động (21/10/2018-10:53)
  • Con đường đi học (21/10/2018-19:51)
  • Tránh vết xe đổ (15/10/2018-13:30)
  • Chiếc nắp cống trách nhiệm (14/10/2018-12:09)
  • Thắp lửa nhân tâm (12/10/2018-9:53)
  • Khả thi đến đâu? (06/10/2018-17:42)
  • Chấm dứt việc vận dụng trong bổ nhiệm cán bộ (02/10/2018-8:23)