Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Lắng nghe để điều chỉnh (15/02/2019-14:41)
    (NLBTH) - Sau rất nhiều vi phạm có tính trắng trợn của lái xe, dư luận đang đòi hỏi cần có sự xử lý nghiêm khắc hơn.
Xe khách đi vào đường ngược chiều trên QL 1A đoạn qua huyện Hà Trung

Thông tin Phòng CSGT (Công an tỉnh Thanh Hóa) xử phạt lái xe cố tình đi vào đường ngược chiều trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hà Trung và Đội CSGT số 1, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) xử phạt một lái xe ở Thanh Hóa cố tình đỗ xe ở làn đường khẩn cấp trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai để tổ chức ăn uống trong dịp Tết nguyên đán vừa qua với mức phạt lần lượt là 1 triệu và 5,5 triệu đồng, tước giấy pháp lái xe 2 tháng, được dư luận đón nhận bằng những phản ứng khác nhau.

Trong khi một bộ phận cho rằng đây là mức phạt nghiêm khắc, thì nhiều người lại bày tỏ chưa đồng tình.

Họ mong muốn một mức phạt cao hơn nhằm tăng sức răn đe đối với hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Sở dĩ như vậy vì thời gian gần đây căn bệnh “ngộ độc” quyền tham gia giao thông của một bộ phận lái xe xảy ra khá phổ biến, không chỉ gây ra bức xúc dư luận, còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tài xế Phạm Văn Doanh trú ở huyện Quảng Xương điều khiển xe khách chạy vào đường ngược chiều trên quốc lộ 1A sau khi bị phát hiện đã cố tình ngụy tạo lý do để bao biện cho hành vi của mình. Trong khi đó nam tài xế 48 tuổi ở Thanh Hóa sau khi cho dừng xe trên làn đường khẩn cấp ở cao tốc để ăn uống, lại cho rằng mình không biết quy định này.

Đây là những lý do rất khó thuyết phục, vì Luật Giao thông đường bộ đã quy định chi tiết việc điều khiển, dừng đỗ phương tiện trong khi tham gia giao thông, lái xe có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện.

Sở dĩ hai vụ vi phạm này bị xử phạt là do có hình ảnh trên mạng xã hội gây bức xúc cộng đồng mạng. Còn có những phương tiện vi phạm tương tự trong thời gian qua nhưng chưa bị xử lý khiến dư luận đặt ra những câu hỏi hoài nghi về khả năng tuần tra, kiểm soát và xử lý của lực lượng chức năng. Thậm chí có thời điểm còn rộ lên thông tin xe ô tô vận tải dán lô gô của một số doanh nghiệp đã được lực lượng chức năng ưu ái khi tham gia giao thông. Để có chiếc lô gô ấy chủ xe phải bỏ ra số tiền nhất định hàng tháng.

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông biết rằng phải có đủ căn cứ và dựa trên những quy định của pháp luật. Việc dư luận yêu cầu về những mức phạt cao hơn, chính là sự thể hiện bức xúc cá nhân của họ trước những vi phạm có tính trắng trợn của một số lái xe trong thời gian qua, cần xem đó là một kênh thông tin lắng nghe để có sự điều chỉnh phù hợp.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Bỏ thói quen xấu (11/02/2019-09:03)
  • Khuyến học phải từ tâm (08/02/2019-17:25)
  • Lợi ích vụn vặt, nguy cơ lớn (29/01/2019-7:53)
  • Đằng sau những đứa trẻ thạo việc (27/01/2019-11:16)
  • Không để tái diễn tình trạng... “xe công - xe ông, xe tôi” (24/01/2019-20:59)
  • Nhận diện thêm một kiểu nịnh bợ (23/01/2019-15:48)
  • Quyết tâm chống pháo nổ (21/01/2019-8:53)
  • Cuối năm, tái phát bệnh cũ (18/01/2019-10:25)
  • Thuốc trị “bệnh” nịnh (16/01/2019-10:48)
  • Từ hình ảnh dòng người đi “trả lễ” cuối năm và giấc mơ về sự sòng phẳng (15/01/2019-10:28)