Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Hướng nghiệp sính ngoại (13/05/2019-16:49)
    (NLBTH) - Trước mỗi kỳ thi THPT Quốc gia vấn đề hướng nghiệp lại được đề cập nhiều, nhưng không phải cứ lựa chọn môi trường học tập tốt đã là sáng suốt.
 Du học là cần thiết, nhưng đừng nên thổi phồng thành nhất thiết
(ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Ở khu dân cư Đông Tác, phường Đông Thọ, T.P Thanh Hóa từng có một học sinh đi du học ở Trung Quốc trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Hồi còn học THCS có lần cậu tâm sự lớn lên muốn làm nghề vận tải.

Cậu ý thức được lực học của mình, nhưng rồi cậu lại trở thành du học sinh. Một hành trình tri thức đáng biểu dương, nhưng sau hai năm về nước cậu vẫn phải theo nghề trồng hoa của gia đình. Việc thi tuyển vào các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp với cậu đều thất bại.

Bỏ tiền tỷ ra chỉ để mua tiếng oách là sự lãng phí vô cùng lớn. Việc cậu rẽ hướng sang du học là do tư vấn chệch hướng, cũng có thể là do chạy theo trào lưu.

Bây giờ xu hướng du học nước ngoài và theo học các trường quốc tế trong nước với chi phí đắt đỏ đang trở nên phổ biến. Nhiều đứa trẻ được truyền khát vọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế tiểu học để thôi thúc chúng phấn đấu, nhất là về môn học Tiếng Anh. Một điều mừng cho nguyên khí Quốc gia, nhưng không phải tất cả đều thành công.

Mỗi năm Sở Tư pháp Thanh Hóa cấp khoảng trên dưới 15 nghìn lý lịch tư pháp, trong đó lượng cho học sinh đi du học chiếm gần 20%.

Với mức chi phí hiện tại ở một số nước Bắc Mỹ khoảng 4 tỷ đồng/khóa học/sinh viên, ở nhiều nước thuộc EU và một số nước Châu Á là gần 3 tỷ đồng. Để chứng minh năng lực tài chính ban đầu nhiều nhà phải vay lãi ở bên ngoài.

Nhiều du học sinh sau khi tốt nghiệp phải trầy trật tìm kiếm việc làm, trong khi nhiều sinh viên đào tạo trong nước lại có việc làm với mức lương lý tưởng.

Với sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều trường đại học, học viện, Việt Nam đang khẳng định uy tín và năng lực trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều trường có khoa ngôn ngữ Anh, sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm ở doanh nghiệp nước ngoài và tổ chức Quốc tế là rất cao.

Du học gắn liền với chi phí lớn nhưng nhiều khi lại đang bị xem như một thứ trang trí, sự chạy đua ở người có tiền.

Có những học sinh học lực yếu cũng chọn con đường du học tự túc ở một số trường ít tên tuổi như lối thoát, sự cứu vớt sĩ diện.

Biết rằng du học là cách để góp phần nâng cao dân trí, củng cố nguồn nhân lực cho đất nước, nhưng không phải là con đường duy nhất, càng không nhất thiết.

Điều cần thiết là du học phải thực chất, tránh chạy đua để bị đảy lên thành căn bệnh.

Lam Vũ

 

 

 

Các tin khác:
  • Cái kết của hư danh (12/05/2019-20:01)
  • Để bớt đi nỗi đau con trẻ (10/05/2019-16:42)
  • Hài hòa lợi ích (09/05/2019-21:32)
  • Click chuột bằng trái tim (08/05/2019-12:36)
  • Những chiếc “đầu” rác (02/05/2019-22:35)
  • Tinh thần làm việc (01/05/2019-10:30)
  • Dụng pháp chính trực (29/04/2019-21:00)
  • Hiệu quả kiểm soát tham nhũng (26/04/2019-21:16)
  • Tăng sức hút cho thiết chế văn hóa (25/04/2019-11:46)
  • Cùng ươm gieo mầm thiện (24/04/2019-11:05)