Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Xây dựng nguồn nhân lực toàn diện cho tương lai (13/08/2019-7:53)
    (NLBTH) - Tình trạng gia tăng bạo lực học đường và căn bệnh lệch chuẩn văn hoá ở học sinh đang gây ra nỗi lo ngày một lớn hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều nhà trường quá chú trọng đến thành tích các môn văn hoá mà ít bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet


Vấn đề này cần phải được xốc lại trước khi nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Đó là yêu cầu mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa giao nhiệm vụ cho Ngành Giáo dục và Đào tạo.

Các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn, Hội LHPN Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố cũng phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, coi đây là vấn đề thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm bảo đảm nguồn nhân lực tốt cho tương lai đất nước.

Theo đó, các nhà trường, cơ quan liên quan phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm, để học sinh ý thức tốt về giá trị đạo đức trong mọi hành vi, lối sống cả trong và ngoài trường học.

Một trong những việc cần làm ngay từ đẩu năm học này là phải chú ý đến Lễ khai giảng năm học mới đảm bảo không mang tính hình thức, tạo ra được động lực trong cả năm học cho học sinh. Thực hiện nghiêm và thực chất các hoạt động chào cờ, hát Quốc ca, tập thể dục giữa giờ, trực nhật, dọn vệ sinh, tham gia lao động tập thể… Đẩy mạnh đổi mới dạy và học các môn đạo đức, giáo dục công dân, chú ý chất lượng sinh hoạt đoàn, đội. Tăng cường liên hệ với thực tiễn, các tấm gương người thực, việc thực, nêu gương người tốt, việc tốt nhằm lan tỏa tinh thần, trách nhiệm sẻ chia, đức hy sinh.

Đồng thời làm tốt hơn các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt và trước hết, giáo viên phải gương mẫu trong nhà trường cũng như ngoài xã hội để nêu gương cho học sinh cũng như phụ huynh trong việc xây dựng một môi trường học đường văn hóa.

Một vấn đề quan trọng khác đó là các khẩu hiệụ đã trở thành truyền thống của Ngành Giáo dục cần phải được xốc lại, tránh hình thức trong thực hiện. Rà soát các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm giảm bớt áp lực có tính hành chính cho nhà trường, giáo viên, học sinh và khắc phục bệnh thành tích, hình thức, nhằm tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động của nhà trường.

Mục tiêu của giáo dục là xây dựng con người vừa có trình độ vừa có phẩm chất. Vì thế, bên cạnh việc dạy chữ thì không thể tách rời yêu cầu dạy làm người.

Xốc lại yêu cầu về đạo đức, văn hoá cho học sinh là yêu cầu cấp thiết để có nguồn nhân lực toàn diện cho tương lai đất nước. Đây là vấn đề nghiêm túc, cần được các nhà trường nhận thức đầy đủ để thực hiện nghiêm.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Trong hương khói vu lan (12/08/2019-8:16)
  • Tiếng vọng nhân tâm (09/08/2019-9:00)
  • Việc làm nhỏ, suy nghĩ lớn (06/08/2019-11:30)
  • Truyền thông thay đổi nhận thức (05/08/2019-10:16)
  • Khi lòng tự trọng lên tiếng (30/07/2019-10:00)
  • Tư tưởng chủ quan và khoảng trống ý thức (29/07/2019-9:14)
  • “Lên dây cót” cho người đứng đầu (25/07/2019-22:42)
  • Đặc quyền xấu xí (23/07/2019-13:30)
  • “Đánh cắp” tính mạng (21/07/2019-22:56)
  • Ban hành quy định gắn với nâng cao nhận thức (19/07/2019-7:04)