Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định (01/12/2019-17:49)
    (NLBTH) - Quan hệ lao động cần sớm thay đổi và nâng tầm vì lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ổn định xã hội. Điều này càng trở nên hết sức quan trọng đối với một tỉnh có nhiều doanh nghiệp, lại đang trong lộ trình xây dựng tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại như Thanh Hóa.
Ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Cụ thể hóa điều đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạc số 176-KH/TU hành động thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Mục tiêu của kế hoạch là tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc đảm bảo hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, tác phong của người lao động; giảm thiếu trang chấp lao động, không để xảy ra tình trạng đình công không đúng quy định của pháp luật.

Đây là những nội dung thiết thực, phù hợp đời sống công nhân cả nước và trên địa bàn Thanh Hóa. 

Thời gian qua dù pháp luật về lao động đã được tăng cường, nhưng bởi những lợi ích khác nhau, đặc biệt là do thiếu hài hòa trong việc sử dụng lao động ở nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, đã dẫn đến những xung đột đáng tiếc như đình công trái pháp luật, nghỉ việc tập thể, sản xuất không đảm bảo quy định, bớt xén vật liệu...

Để ổn định trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trước tiên phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn.

Công đoàn các cấp vừa phải làm tốt vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động, vừa phải thể hiện được tiếng nói đầy đủ, thuyết phục đối với người sử dụng lao động.

Đồng thời các tổ chức sử dụng người lao động cũng cần tích cực tham gia vào cơ chế tham vấn, đối thoại ba bên giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, người sử dụng lao động và người lao động trong xây dựng và phát triển quan hệ lao động. Đặc biệt cần tham gia đề xuất các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật trong doanh nghiệp.

Cùng với đó phải nâng cao năng lực hoạt động của thanh tra chuyên ngành lao động cấp tỉnh; củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra Nhà nước cấp huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Nâng tầm các hoạt động nhằm hài hòa quan hệ lao động sẽ tạo ra sự ổn định và lợi ích cho các bên. Không nên xem đây là trách nhiệm của riêng bên nào cả dẫn đến những tính toán lợi ích cục bộ và ngắn hạn. Phải xem việc hài hòa trong quan hệ lao động vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài, là một yêu cầu thiết thân cho cả các bên mới thực sự thúc đẩy sự ổn định và phát triển thật sự.

Lam Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Không mặc định về giới (27/11/2019-18:02)
  • Xây dựng môi trường đầu tư du lịch an toàn, hiệu quả (26/11/2019-22:23)
  • Minh bạch trong chuyển đổi đất đai (22/11/2019-19:48)
  • Không xung đột lợi ích giữa bảo tồn và khai thác (21/11/2019-20:53)
  • Bảo vệ người tiêu dùng khu vực nông thôn (18/11/2019-8:05)
  • Lan tỏa ý thức chấp hành pháp luật (15/11/2019-7:49)
  • Chọn cách làm đẹp (11/11/2019-9:33)
  • Nhìn vào nỗi đau để có sự điều chỉnh (08/11/2019-14:38)
  • Từ phiên tòa chưa từng có và sự chờ đợi sau án lệ (05/11/2019-21:14)
  • Bệnh nào, tuyến ấy (04/11/2019-8:21)