Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đến hẹn lại lên và căn bệnh hình thức (29/12/2017-8:18)
    (NLBTH) - An toàn thực phẩm ngày càng nóng bỏng dù chúng ta đã có nhiều biện pháp can thiệp và chi tiêu nguồn kinh phí không hề nhỏ.
Thức ăn đường phố và nguy cơ tiềm ẩn vẫn tràn lan (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Chỉ hơn tháng nữa là tết, tiếp đó là lễ hội mùa xuân nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng cao nhiều lần, sự trà trộn thực phẩm “bẩn” của gian thương cũng nhiều hơn, đi liền là hậu quả nặng nề hơn.

Như thường thấy, mỗi dịp lễ, tết, các đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm lại được thành lập.

Năm nay ở Trung ương tiếp tục có 6 đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong 15 ngày. Các địa phương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến xã, phường, chủ động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau tết, dịp lễ hội tùy theo đặc thù, điều kiện địa phương.

Đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất.

Đây là chuyện năm nào cũng làm. Quyết tâm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đặt ra rất cao, nhưng sự quyết liệt thì không phải ở nơi nào cũng có, thực phẩm bẩn vẫn thẩm lậu ra thị trường, có nơi ngang nhiên bày bán.

Mỗi dịp tết, lễ hội đầu xuân lại có thêm nhiều ca ngộ độc thực phẩm. Câu hỏi mà người tiêu dùng đặt ra là liệu việc kiểm tra như thế có hình thức quá không?

Đoàn kiểm tra chưa đến đối tượng vi phạm đã biết phải ứng phó như thế nào.

Chúng ta cần có lực lượng thường trực làm việc thực chất hàng ngày, giám sát từ trang trại ra cánh đồng, đến từng chợ đầu mối để ngăn chặn thực phẩm bẩn khi nó mới manh nha, chứ không chờ thành sản phẩm, ra sạp hàng chợ dân sinh chợ mới xử lý. Đó là việc làm giống như chuyện xây nhà từ nóc.

Từng có câu chuyện về thứ được gọi là “cha chung” trong xử lý thực phẩm bẩn, trong đó cơ quan quản lý thị trường nói mình chỉ có nhiệm vụ “gác” chợ, còn đồng ruộng, trang trại là của Ngành Nông nghiệp, bệnh tật phát sinh thì thuộc về Ngành Y tế.

Khi mà trách nhiệm còn được phân định một cách quá rạch ròi, thì có thành lập bao nhiều đoàn kiểm tra liên ngành chăng nữa, cũng khó để hy vọng kết quả như mong muốn.

Kiểm tra là cần thiết, nhưng phải hướng kiểm tra đi vào thực chất, quy rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cơ quan trong phối hợp đấu tranh, chứ không phải mạnh ai nấy làm, việc ai nấy lo.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Đi bộ không phải là đi dạo (26/12/2017-7:59)
  • Đón chờ “làn gió mới” (24/12/2017-21:23)
  • Tạo hình ảnh mới, sức mạnh tấn công tội phạm (22/12/2017-8:46)
  • Vượt “lằn ranh” tín ngưỡng (19/12/2017-14:30)
  • Giảm chi phí phải gắn với thay đổi ý thức (18/12/2017-14:44)
  • Làm “nóng” kỳ họp thứ tư HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI (15/12/2017-9:19)
  • Lay thức trách nhiệm giữ gìn (12/12/2017-8:12)
  • Đưa lời hứa vào cuộc sống (11/12/2017-8:46)
  • Động lực cho bình đẳng giới (07/12/2017-23:02)
  • Tính mạng, tài sản và căn bệnh vô cảm (07/12/2017-7:56)