Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Phóng viên xuất hiện ở đâu trong phóng sự truyền hình? (16/11/2018-21:50)
    Trong xu hướng phát triển của truyền hình thế giới, một loạt cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được thiết lập tại Liên bang Nga, Lào, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... Những tin tức, phóng sự do các phóng viên gửi về đã góp phần nâng cao chất lượng chương trình cũng như thương hiệu VTV trong làng truyền hình thế giới.
Phóng viên xuất hiện ở đâu trong phóng sự truyền hình?
 

Cách kể chuyện chân thực từ hiện trường

Dẫn hiện trường là một hình thức thể hiện hiệu quả của truyền hình hiện đại. Sự xuất hiện của phóng viên truyền hình tại địa điểm diễn ra sự kiện làm tăng sự tin cậy của công chúng.

Sự hiện diện của phóng viên tại hiện trường các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn giao thông hoặc tại vùng đang có chiến sự làm tăng tính chân thực của phóng sự.

Vậy dẫn hiện trường ở đầu, giữa hay cuối của phóng sự? Xin thưa ngay không có điều luật báo chí nào quy định thời điểm dẫn chương trình trong một phóng sự; không quan trọng ở đầu, cuối hay giữa phóng sự. Điều quan trọng nhất là nó giúp kể câu chuyện một cách tốt nhất. Trong bản tin, phóng sự, phóng viên dẫn hiện trường thường xuất hiện ở cuối phóng sự. Đó là cách khi phóng viên cần tóm tắt những diễn biến cuối cùng của sự kiện mà bạn phản ánh. Các phóng viên giỏi, có kinh nghiệm thường đưa ra một vài phân tích về sự kiện bạn đang chứng kiến và đưa tin.

Trong một ý nghĩa khác dẫn hiện trường còn là cầu nối giữa hai ý có liên quan trong phóng sự. Hơn thế, dẫn hiện trường còn giúp chúng ta vượt qua bối cảnh đi vào diễn biến câu chuyện.

Dẫn hiện trường sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn khi viết lời bình cho phóng sự. Bạn cần lưu ý khi dẫn hiện trường hãy dẫn vài câu ngắn, tránh đưa các con số vì nó sẽ không phù hợp khi làm hậu kỳ.

Phóng viên Lê Hồng Quang, Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu

Sự xuất hiện linh động của phóng viên

Phóng viên Lê Hồng Quang, Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu thường dẫn ở cuối phóng sự, tin tức do kíp phóng viên của anh thực hiện. Rõ ràng, những phân tích ngắn gọn, những lời kết của Lê Hồng Quang làm công chúng truyền hình Việt Nam đón nhận với sự tin cậy.

Phóng viên Đức Hoàng khi còn là Trưởng đại diện Cơ quan Thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng luôn xuất hiện ở cuối tin, phóng sự mà anh và kíp của mình thực hiện. Sự xuất hiện của phóng viên ở cuối tạo được ấn tượng với công chúng truyền hình và quảng bá thương hiệu của phóng viên, của Đài truyền hình Quốc gia. Tuy nhiên, đừng bao giờ dẫn hiện trường vào cuối phóng sự khi bạn có những hình ảnh mạnh, âm thanh ấn tượng kể câu chuyện khi chia tay với công chúng của mình.

Không rõ vì nguyên nhân nào gần như toàn bộ các phóng viên thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam đều lên hình ở phần cuối của phóng sự. Điều này tạo ra sự cứng nhắc, khuôn mẫu dễ gây ra cảm giác nhàm chán của công chúng truyền hình. Hơn thế, nó còn làm mất đi sự đa dạng của mỗi phóng viên trong sáng tạo tác phẩm.

Phóng viên Phương Huyền, Trưởng đại diện cơ quan thường trú VTV tại Anh

Công chúng truyền hình mong muốn đón nhận những tác phẩm nóng hổi trực tiếp từ các sự kiện quốc tế do các phóng viên thường trú gửi về đa dạng về phong cách thể hiện. Phần cuối của bài viết này chúng tôi muốn đưa ra một số tiêu chí đánh giá về dẫn chương trình truyền hình: Thông tin chính xác; Dễ hiểu, đơn giản; Tự nhiên trong câu chuyện; Tạo sự tin cậy; Thuyết phục công chúng; Tạo hứng thú cho công chúng; Sinh động, lôi cuốn công chúng của bạn.

Dẫn hiện trường ở đầu, giữa hay cuối phóng sự là quyền sáng tạo của mỗi phóng viên. Tuy nhiên, tám tiêu chí đánh giá về việc dẫn chương trình là cơ sở để phóng viên quyết định xuất hiện ở đâu trong phóng sự hoặc có nên dẫn hiện trường hay không trong phóng sự./.

Theo Vũ Quang/Người làm báo

 

 

Các tin khác:
  • Nhà báo nên hạn chế tuyệt đối tham gia các hội nhóm kín và sự kiện mang tính chất bè phái (15/11/2018-10:46)
  • Rèn nghề phải đi cùng với tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của người làm báo (15/11/2018-10:43)
  • MC phải linh hoạt và có vốn sống dồi dào để “tiếp chuyện” khán giả (10/11/2018-17:46)
  • Người làm báo, mạng xã hội và đạo đức nghề nghiệp (09/11/2018-7:50)
  • Cần quy định mức thưởng xứng đáng đối với tác giả đạt các giải báo chí Quốc gia (07/11/2018-8:48)
  • Ngô Tất Tố với vấn đề chống tham nhũng, hối lộ (07/11/2018-7:42)
  • Gian nan không làm chùn bước người làm báo (02/11/2018-10:30)
  • Vị “thuyền trưởng” có duyên với giải thưởng báo chí về dân tộc (01/11/2018-9:16)
  • "Một đời làm báo" của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (31/10/2018-10:20)
  • 4 xu thế ảnh hưởng đến các đài phát thanh, truyền hình truyền thống (31/10/2018-10:17)