Thứ sáu, ngày 17/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Phỏng vấn luôn là thể loại hấp dẫn (05/09/2016-16:13)
    Sự hấp dẫn của phỏng vấn ở chỗ sinh động, khách quan, thông tin nhanh và nhiều cảm xúc.
Trong phỏng vấn hiện trường, phóng viên hay biên tập viên có thể xuất hiện mào
đầu câu chuyện, sau đó dẫn vào nhân vật phỏng vấn; hoặc phóng viên, biên tập
viên có thể dẫn riêng ở hiện trường kết thúc câu chuyện. (Ảnh minh hoạ)
 

Đặc biệt, đối với truyền hình thể loại phỏng vấn càng hấp dẫn bởi người xem được mắt thấy, tai nghe. Không những lắng nghe mà còn quan sát được cử chỉ, nét mặt của người trả lời phỏng vấn - một yếu tố quan trọng của truyền thông tương tác.

Yêu cầu của phỏng vấn hiện trường

Ngày nay, khán giả truyền hình luôn đòi hỏi thông tin phải nhanh, gọn và giải quyết rốt ráo; do vậy, cuộc phỏng vấn cần đi thẳng vào vấn đề. Đối với một sự kiện, sự việc đang diễn ra thì cuộc phỏng vấn hiện trường đòi hỏi phóng viên, biên tập viên càng phải linh hoạt hơn. Đây là cuộc phỏng vấn gắn với câu chuyện rất cụ thể xảy ra trước mắt. Người trả lời phỏng vấn không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin mà là nhân vật, nhân chứng làm cho câu chuyện sinh động hơn – một yếu tố cực kỳ quan trọng của phỏng vấn hiện trường.

Do đó, người phóng viên, biên tập viên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng. Nhân vật trả lời phỏng vấn là người trong cuộc. Chính nhân vật ấy làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn. Tất nhiên, ở đây một phần tùy thuộc vào khả năng người dẫn chuyện (phóng viên, biên tập viên) đặt câu hỏi và một phần khả năng trả lời của nhân vật.

Cách đây không lâu, dự án xây dựng một con đường bê tông nhựa được đầu tư trên 500 tỷ đồng chuẩn bị đưa vào sử dụng nhưng chỉ sau vài cơn mưa, các phương tiện qua lại con đường bong tróc, hư hỏng nặng. Trước bức xúc và đòi hỏi thông tin của dư luận, cuộc phỏng vấn người dân sinh sống tại chỗ, hàng ngày chứng kiến cách thi công và những miếng bê tông gãy vụn được nhân vật cầm lên tay so sánh đã giúp cho khán giả dễ dàng nhận thấy quá mỏng so với quy định thiết kế cho con đường tải trọng xe hàng chục tấn. Chi tiết này đã nói lên rất nhiều điều. Ngay sau đó con đường được sửa chữa, sử dụng tốt cho đến hôm nay.

Để cuộc phỏng vấn thành công

Điều tất nhiên phóng viên, biên tập viên phải chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng. Đề tài phải bảo đảm các yếu tố: tính thời sự, ảnh hưởng lớn cộng đồng, dư luận quan tâm. Bài phỏng vấn cho chương trình thời sự từ 2 phút 30 giây – 3 phút 30 giây là phù hợp.

Về hậu cảnh (background) cho cuộc phỏng vấn tùy vào điều kiện tính cho hợp lý. Cuộc phỏng vấn được chuẩn bị trước thì đơn giản. Nhưng với phỏng vấn chớp nhoáng, không cho phép thời gian để chuẩn bị thì quay phim cùng phóng viên, biên tập viên nhanh chóng thống nhất hậu cảnh ở mức có thể được, không nên quá cầu toàn mà bỏ lỡ câu chuyện với nhân vật. Vì để nhân vật chờ lâu sẽ bị ức chế tâm lý, nôi dung trả lời phỏng vấn không được tốt, đó là chưa kể nhân vật phải rời khỏi hiện trường.

Vừa qua, cả nước nóng lên sự việc Công an huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê Xin Chào với tội kinh doanh trái phép. Đứng trước một vấn đề nóng, làm sao cung cấp thông tin sớm nhất và câu trả lời của người có trách nhiệm, các phóng viên, biên tập viên luôn bám sát, bảo vệ lẽ phải và cung cấp thông tin sớm nhất cho độc giả, người xem truyền hình. Tại buổi họp báo chiều 23/4/2016, Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng trả lời với báo chí chứ không hề bưng bít thông tin. Cuộc phỏng vấn chớp nhoáng chỉ hơn 3 phút nhưng đầy cảm xúc của vị lãnh đạo đứng đầu ngành công an Thành phố. Hay Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cung cấp thông tin yêu cầu tạm đình chỉ công tác đối với nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bình Chánh (thời điểm nhận nhiệm vụ Phó Viện trưởng Viện KSND quận 6) vì những thiếu sót xử lý câu chuyện. Đồng thời, yêu cầu công khai xin lỗi và bồi thường (nếu có) cho chủ quán Xin Chào. Đây cách ứng xử rất trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Và cũng tại thời điểm trên, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác hội và thi đua khen thưởng 2015, triển khai nhiệm vụ 2016 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đến dự và cho rằng, Hội Nhà báo phải là nơi nung nấu ý chí bảo vệ lẽ phải. Đó là những câu chuyện sinh động của việc phóng viên, biên tập viên bám sát thực tiễn cung cấp thông tin hết sức sinh động đến đông đảo bạn đọc và khán giả thông qua các cuộc phỏng vấn hiện trường. 

Chính quá trình phỏng vấn, phóng viên, biên tập viên tạo được yếu tố bất ngờ. Càng về sau câu hỏi càng phải hấp dẫn thì luôn cuốn hút người trả lời phỏng vấn và bạn đọc, khán giả. 


 

Theo Tạp chí Người làm báo

 

Các tin khác:
  • "Đã gặp khó quên..." (03/09/2016-15:43)
  • Trăn trở nghiệp báo (31/08/2016-21:55)
  • Báo chí và những “chuyện tử tế” (30/08/2016-21:45)
  • Làm báo thời cạnh tranh thông tin (30/08/2016-10:39)
  • Nước mắt người nghèo và trách nhiệm của nhà báo (27/08/2016-21:15)
  • Nhà báo phải biết tự bảo vệ mình trong tác nghiệp (26/08/2016-10:42)
  • Hành trình khám phá dòng sông Chu trên đất Lào (26/08/2016-10:21)
  • Sống động khi đồng hành cùng thính giả (26/08/2016-8:18)
  • Cần nhiều biện pháp bảo vệ an toàn cho nhà báo khi tác nghiệp (20/08/2016-7:20)
  • Nắm vững Luật Báo chí và pháp luật khi viết báo (20/08/2016-8:18)