Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tạo cơ chế giám sát ngăn chặn “hung thần” (09/06/2017-8:12)
    (NLBTH) - Những đoàn xe quá khổ, quá tải, vi phạm tốc độ đã gieo rắc bao cảnh thương tâm. Người đi đường sợ hãi, nhưng cũng chỉ dặn lòng mình là phải tránh. Họ đang phải tự bảo vệ bản thân là chính - một điều rất không công bằng nếu nhìn nhận từ quy định của pháp luật.
Hình ảnh minh họa

Báo chí từng lên tiếng mạnh mẽ về một vụ tai nạn giao thông ở KCN Đồng Văn (Hà Nam) cách đây vài năm khi lái xe cố tình lùi xe lại cán chết hẳn nạn nhận để được “đền” một lần, tránh mất công dây dưa sau này.

Còn rất nhiều vụ tai nạn giao thông lái xe vi phạm nghiêm trọng về tốc độ, tải trọng còn gây gổ với ngời đi đường, thậm chí chạy trốn.

Người tham gia giao thông bất bình, nhưng trong số họ, rất nhiều người tặc lưỡi bỏ qua, bởi họ nhận thức được tai nạn giao thông như bệnh xã hội, khi mà đạo đức lái xe xuống cấp, pháp luật trong nhiều hoàn cảnh còn chưa được người chấp pháp thực thi nghiêm túc, thì căn bệnh này bùng phát là điều dễ hiểu.

Khi mà phương tiện giao thông ngày một nhiều hơn, nhiên liệu đắt hơn, sự câu thúc về tải trọng và tốc độc lại bị các chủ phương tiện thúc ép lái xe lớn hơn. Rất nhiều người đã tỏ ra bất bình là tại sao những đoàn xe quá tải không phải là cái kim, con kiến, nhưng vẫn cứ “lọt” trạm kiểm soát phương tiện, những xe khách đường dài, xe buýt tuyến cố định vi phạm tốc độ, luồn lách nguy hiểm trên đường mà ít khi bị “sờ gáy”. Người ta đặt ra câu hỏi, và lại tự trả lời. Những câu trả lời làm phức tạp thêm dư luận xã hội.

Lâu lâu báo chí lại góp phần phanh phui những vụ mãi lộ của cảnh sát giao thông, những vụ tiêu cực trong xử lý vi phạm của thanh tra giao thông… Nhưng cũng chỉ có thế, người vi phạm bị xử lý ở mức độ nào đó, cho về ngồi “máy lạnh” một thời gian, rồi lại tiếp tục được “ra đường”…

Những câu chuyện, hình ảnh cảm động về cảnh sát giao thông bắt cướp, cứu người, quên mình truy đuổi người vi phạm rất đáng biểu dương, nhưng chưa đủ để xóa đi hình ảnh xấu xí của những “con sâu” trong lực lượng. Người tham gia giao thông lo lắng và mong đợi một cơ chế giám sát đủ mạnh để kiềm chế những “hung thần” xa lộ. Điều đó đang dần thành hiện thực khi Bộ Công an vừa có chủ trương thời gian tới lực lượng cảnh sát hình sự sẽ được huy động để xử lý xe quá tải cùng với cảnh sát giao thông. Đây là một nội dung trong kế hoạch của Bộ Công an nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý hành vi chở hàng quá tải trọng. Bộ Công an giao lực lượng cảnh sát hình sự phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tiêu cực trong kiểm soát tải trọng phương tiện, bảo kê môi giới dẫn dắt; tiếp tay cho những vi phạm quá tải trọng, quá khổ.

Mặc dù người tham gia giao thông chưa hình dung cơ chế giám sát sẽ diễn ra như thế nào, mức độ đến đâu, nhưng đang cho thấy động thái tích cực góp phần ngăn chặn những “hung thần” trên đường. Họ có quyền hy vọng.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Cần câu, con cá và câu chuyện giải cứu (07/06/2017-8:15)
  • Không để khẩu hiệu rơi vào “ma trận” hình thức (05/06/2017-6:32)
  • Sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhiều phụ huynh học sinh (02/06/2017-15:17)
  • Không ngược dòng lợi ích của dân (29/05/2017-12:13)
  • Sống cảnh “trường học bốn mùa” (26/05/2017-10:20)
  • Pháp luật giao thông và câu chuyện nhận thức (21/05/2017-15:01)
  • Tay nghề và câu chuyện niềm tin (16/05/2017-11:56)
  • Đừng nhìn vào đồng tiền công vụ (15/05/2017-12:14)
  • Quyền tự phong xấu xí (10/05/2017-17:35)
  • Xóa khoảng lặng vô hình (07/05/2017-20:36)