Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Giữ “vàng” đúng cách (11/08/2017-7:17)
    (NLBTH) - Thêm nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thuốc, dị ứng mỹ phẩm, và đã có những cái chết tức tưởi. Những cái chết lẽ ra không có.

Khi mà nhu cầu làm đẹp, nhu cầu chữa bệnh ngày càng lớn, thì nguồn cung ngày càng nhiều. Bây giờ muốn mua thuốc, mua mỹ phẩm còn dễ hơn cả mua rau ngoài chợ, ngồi tại nhà có người đem hàng đến tận tay.

Gần như trên bất cứ trang mạng xã hội nào cũng quảng cáo bán thuốc gia truyền và mỹ phẩm ngoại xách tay. Mạng xã hội là nơi có nhiều người tham gia nên sức lan tỏa lớn. Hàng hóa bán trên mạng chủ yếu được cam kết bằng uy tín của người sản xuất, không có sự kiểm định từ cơ quan chức năng.

Qua kiểm tra của Ngành Y tế đối với nhiều cơ sở sản xuất được gọi là Nam dược trên địa bàn cả nước thời gian gần đây cho thấy đều có điểm chung, đó là các sản phẩm này đều không ghi cơ sở sản xuất, thời gian sản xuất, thành phần tinh chế, đồng nghĩa họ sẽ không chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình và dễ dàng chối bỏ khi xảy ra hậu quả. Những sản phẩm này đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội, cho thấy sự bất lương của người sản xuất, đặt lợi nhuận lên trên tính mạng người bệnh. Thế nhưng với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, nhiều người bệnh vẫn chọn cách mua thuốc trên không gian ảo này. Có người chi phí cả chục triệu đồng, thậm chí nhiều hơn để mua thuốc mà không biết ai là người sản xuất, công dụng thực tế thế nào, chỉ thấy trên mạng xã hội lan truyền là công hiệu. Họ đang ứng xử với sức khỏe của mình bằng niềm tin, sự hy vọng mong manh hơn là hiểu biết.

Trong thời đại công nghệ thông tin, để tạo ra hiệu ứng đám đông trên không gian mạng không khó, và từ đó sử dụng không gian mạng như công cụ để tạo dựng uy tín đánh vào lòng tin của người tiêu dùng. Nhiều người, thậm chí người có nhận thức cao, nhưng bí bách, vẫn chấp nhận bỏ tiền thật để mua thuốc giả.

Hiện nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế khá cao, ngoài số người có thẻ bắt buộc là người mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện, nhưng nhiều người đã không sử dụng quyền lợi của mình, phần bởi ngại phiền hà, phần vì thiếu niềm tin vào việc khám, điều trị của cơ sở y tế, nên đã chọn đến mạng xã hội.

Có câu “Sức khỏe là vàng”, nhưng dường như cách giữ vàng đang có sự khác nhau, nhiều người vẫn phó thác “vàng” cho người thiếu lương tâm và nghiệp vụ.  

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Lòng tin đang bị đánh cắp... (08/08/2017-8:05)
  • Tháo “nút thắt” cho kinh tế tư nhân (07/08/2017-7:47)
  • Mạng xã hội và thông tin hữu ích (02/08/2017-7:36)
  • Bình đẳng trong tham gia giao thông và câu chuyện người quê, người phố... (31/07/2017-14:23)
  • Đằng sau con dấu (29/07/2017-6:18)
  • Giữ gìn hình ảnh công bộc của dân (24/07/2017-18:41)
  • Mùa khoa bảng và sự chạnh lòng (22/07/2017-15:44)
  • Cần chữa căn bệnh chủ quan (21/07/2017-7:52)
  • Lối sống và nỗi niềm ngôn ngữ (18/07/2017-9:53)
  • Trước tiên cần “thông tắc” ý thức (17/07/2017-7:40)