Chủ nhật, ngày 29/12/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp người làm báo để giữ sự trong sạch cho nghề (20/06/2018-8:28)
    (NLBTH0 - Tháng 6 gắn liền với một nghề được xã hội tôn quý, đó là nghề báo. Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí được xã hội coi trọng, tôn vinh, nhưng cũng trở nên rất đáng sợ nếu người làm báo không giữ được mình.

Sự tham gia ngày một nhiều hơn của người làm báo trên địa bàn Thanh Hóa trong thời gian gần đây đã góp phần biểu dương, nhân lên cái tốt, dẹp bớt cái xấu, đấu tranh với cái tiêu cực, là điều đáng mừng, một sự chờ đợi; nhưng chờ đợi lớn hơn, đó là người làm báo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về báo chí và quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Nghề báo trong chừng mực nào đó được xem là nghề có “quyền lực”, nhưng cần sử dụng thứ quyền lực ấy thế nào cho phù hợp với Luật Báo chí 2016 và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam là điều không dễ, đòi hỏi người làm báo phải có tâm.

Gần đây có một số người làm báo bỗng dưng giầu lên rất nhanh, và vấn đề này được nghĩ đến là, họ được “chống lưng” bằng kinh tế từ người khác hoặc tác nghiệp phi pháp. Một số vụ án cho thấy có một bộ phận người làm báo trên cả nước đang trở nên tha hóa; không ít nhà báo xem thường đạo đức nghề nghiệp.

Bồi dưỡng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo trước tiên thuộc về cơ quan chủ quản của người làm báo. Nhưng khi mà điều đó chưa được tất cả cơ quan báo chí thực hiện một cách đầy đủ và thường xuyên, thì trách nhiệm của tổ chức Hội Nhà báo là rất lớn.

Cuối năm 2017 Hội Nhà báo Việt Nam đã thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa; và mới đây, bằng Quyết định số 979/QĐ-HNBVN, Hội Nhà báo Việt Nam đã yêu cầu chuyển hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác ở cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại địa bàn nào thì sinh hoạt với Hội Nhà báo địa phương đó.

Để thực hiện hiệu quả việc giám sát hội viên nhà báo trong thực hiện Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, trước tiên đòi hỏi Hội Nhà báo Thanh Hóa cần phải đa dạng các “sân chơi” nghiệp vụ, tổ chức thêm nhiều phong trào để thu hút người làm báo, qua đó tạo cơ hội để tập hợp, đoàn kết, định hướng hội viên tốt hơn, tác nghiệp đúng “lằn ranh”. Bên cạnh đó hết sức coi trọng công tác kiểm tra, nhất là hoạt động của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Việc kiểm tra không mong sẽ phải xử lý vi phạm, mà là một biện pháp “phòng vệ” nhằm răn đe, ngăn ngừa các hành vi nguy cơ cấu thành sự vi phạm... Làm tốt điều đó sẽ góp phần nâng cao vị thế, tăng cường sức mạnh của báo giới hướng vào nhiệm vụ chung.

Vũ An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Quản lý bằng quy định riêng không có gì mâu thuẫn với quy định chung (19/06/2018-14:26)
  • Ấn tượng từ Liên hoan tiếng hát Người làm báo Thanh Hóa lần thứ nhất (18/06/2018-7:33)
  • Chi hội nhà báo các cơ quan báo chí TW vô địch Giải bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ 3 - năm 2018 (16/06/2018-7:32)
  • Khai mạc Giải bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ 3 - năm 2018 (12/06/2018-7:46)
  • Đặt mục tiêu trở thành Chi hội kiểu mẫu của Hội Nhà báo Việt Nam (29/05/2018-14:31)
  • Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ (24/05/2018-20:34)
  • Có tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, nhà báo (23/05/2018-7:54)
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động tại Hội Nhà báo tỉnh Nam Định (14/05/2018-7:37)
  • Dư địa đổi mới đến những “mùa vàng nghiệp vụ”! (11/05/2018-9:56)
  • Để hội viên gắn bó mật thiết với Hội - Chuyện chẳng dễ dàng (10/05/2018-10:58)