Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đổi mới giáo dục:
Căn cốt vẫn là đổi mới người thầy (10/09/2018-10:15)
    (NLBTH) - Năm học mới đã bắt đầu, đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Đây cũng là năm học mà Ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra quyết tâm với những mục tiêu, con số rất rõ ràng. Trước ngày khai giảng năm học 2018 - 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu khẳng định trong mỗi bước đi của ngành, đặc biệt là nhiệm vụ đổi mới không thể tách rời vai trò quan trọng của người thầy giáo. Người thầy là nhân tố quan trọng cho việc đổi mới giáo dục trong thời gian tới. Thành bại của việc đổi mới chính là đội ngũ này.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW, cùng với giáo dục cả nước, giáo dục Thanh Hóa đã đạt được những kết quả hết sức to lớn, nhất là với giáo dục mũi nhọn khi thành tích qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế các môn văn hóa, tỷ lệ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng liên tục trong tốp đầu cả nước. Kết quả đó đã khẳng định cách làm riêng có của Thanh Hóa, thể hiện rõ nét vai trò của người thầy - người dần đường cho học sinh đi.

Nhưng thành tích đó vẫn chưa đủ thể khỏa lấp đi “khoảng tối”, nhận chìm những “hạt sạn” trong ngành. Có thể kể ra những vấn đề thuộc về nhân cách của người thầy, như một bộ phận giáo viên bất chấp quy định cố tình dạy thêm tràn lan có tính thương mại; là những phát ngôn thiếu tính sự phạm; là bạo hành học sinh; là lợi dụng xã hội hóa để lạm thu gây bức xúc trong dư luận…

Đổi mới giáo dục biết rằng không phải là chuyện dễ, càng không thể là chuyện ngày một ngày hai, và trách nhiệm của riêng Ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhưng rõ ràng Giáo dục là ngành được xã hội trân trọng, tôn quý và dõi theo, thậm chí là “soi vào” rất kỹ. Vì thế, Ngành Giáo dục, nhất là người thầy giáo phải liên tục đổi mới, “định vị” lại mình để xứng đáng với vị trí, sự tôn vinh đó.

Hãy nhìn tinh thần đi học của người dân lớn như thế nào? Người lớn có thể nhịn ăn, nhịn mặc, chứ nhất định không để con trẻ “đói chữ”. Nhiều phụ huynh tìm đủ cách để con em mình được học ở môi trường tốt nhất có thể. Ngành Giáo dục phải tự hào, trân trọng điều đó để không ngừng đổi mới mình, và yếu tố quan trọng phải đổi mới số một như Tư lệnh Ngành Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định đó chính là người thầy.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Phẩm hạnh lao dốc (09/09/2018-12:07)
  • Thắp lửa tình người… (05/09/2018-10:02)
  • Một câu hỏi cũ (04/09/2018-9:39)
  • Hài hòa giới tính và dân tộc (31/08/2018-8:27)
  • Xoá rào cản nhỏ, để thực hiện quyết tâm lớn (28/08/2018-8:20)
  • Tiết chế cảm xúc (27/08/2018-14:17)
  • Nhất quán với người tài (24/08/2018-9:26)
  • Niềm tin tự tâm mình (21/08/2018-7:55)
  • Nhìn từ sự giả dối… (20/08/2018-11:17)
  • Sự khác thường đáng hoan nghênh (17/08/2018-19:07)