Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Chuyện không hề nhỏ (04/12/0018-12:59)
    (NLBTH) - Gặp một cán bộ thân tình hồi anh còn công tác, nghe chuyện khiến tôi bất ngờ.
Cán bộ phố đi vận động nhân dân giải phóng mặt bằng
(ảnh minh họa, từ Báo Hưng Yên)

Bất ngờ bởi anh là người của công việc mà sao lại phải phàn nàn về công việc. Từng nhiều lần đi công tác cùng, thấy anh phân công công việc qua điện thoại đâu vào đấy, nên không chỉ nể về trình độ học vấn, còn phục anh ở khả năng điều hành.

Câu chuyện anh kể vừa vui, nhưng cũng đẫm nỗi niềm. Chuyện là anh vừa vận động thành công tất cả các hộ dân nuôi chó trong phố đưa chó đi tiêm phòng dại.

Tôi hỏi là phố có bao nhiêu chuyện, chỉ chuyện nhỏ thế đáng gì mà kể, thì anh lắc đầu bảo không đơn giản thế. Nhỏ mà lớn đấy, nếu khéo vận động thì dân phố nghe, làm theo, bằng không thì mình phải chạy theo họ, mà cũng chẳng được việc.

Sở dĩ có điều đó bởi sau khi nghỉ hưu anh được tín nhiệm bầu làm trưởng phố ở một khu đô thị có nhiều cán bộ trình độ dân trí cao. Nhưng anh bảo có cao mấy cũng là khu dân cư, các mối quan hệ, sự ràng buộc cơ bản là lỏng lẻo. Ngày trước mình lãnh đạo cơ quan đông người, địa bàn rải rác, nhưng có đủ cơ chế quyền lực và hình thức xử lý, nên mấy trăm người, đủ tính cách, trình độ, nhưng vẫn điều hành ngon ơ. Bây giờ khu phố chưa đầy trăm hộ dân nhưng chẳng dễ chút nào. Họ ít bị ràng buộc bởi những thứ quyền lực mà chúng ta đang áp dụng. Làm không đúng là mất lòng. Thậm chí đúng mà không khéo cũng dễ hỏng việc. Phố, thôn là cấp thấp nhất, nhưng lại là nơi gần dân nhất, khó tập hợp, kiện cáo lâu nay cũng nhiều. Có nhiều cán bộ lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể sau khi về nghỉ hưu được tín nhiệm vào cấp ủy, làm cán bộ phố, thôn với mong muốn bằng uy tín, kinh nghiệm sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhưng trên thực tế khu dân cư không phải là một cơ quan. Hai thiết chế khác nhau, sự ràng buộc, chi phối qua lại càng khác nhau, đòi hỏi cách làm cũng phải khác. Một cán bộ phố vừa phải có uy tín, uy lực, lại đòi hỏi sự nhiệt tình, mềm mỏng trong công tác dân vận. Nghĩa là phải tích hợp nhiều yếu tố, chứ không phải cứ có ý chí là được.

Lâu nay việc bố trí cán bộ ở cấp này cơ bản là dựa vào những cán bộ nghỉ hưu, có nơi lại bị chi phối bởi mối quan hệ dòng họ, địa phương khá phức tạp, nên ở một số nơi hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, điều hành chưa như mong muốn.

Câu chuyện vận động người dân trong phố tiêm phòng chó dại mà tôi nghe đúng là tưởng nhỏ mà không hề nhỏ. Từ câu chuyện này đặt ra, câu thúc trách nhiệm trong công tác tổ chức cán bộ nhiều hơn khi việc sáp nhập phố, thôn, bản, nhất thể hóa chức danh bí thư và trưởng phố đang diễn ra mạnh mẽ.

An Nhiên

 

 

Các tin khác:
  • Trách nhiệm cộng đồng đấu tranh với “tín dụng đen” (03/12/2018-9:15)
  • Tiết chế cảm xúc! (30/11/2018-8:29)
  • Bênh vực cảm xúc (27/11/2018-8:20)
  • Thôi thúc trách nhiệm cao hơn để đôi tay nghệ nhân không run rẩy (26/11/2018-9:07)
  • Động lực lớn cho mục tiêu cao hơn (22/11/2018-23:18)
  • Minh bạch cho người nghèo (22/11/2018-10:15)
  • Mong muốn nhiều hơn những con số (21/11/2018-9:37)
  • Chiếc nhà vệ sinh trong đầu (16/11/2018-8:38)
  • Tranh biện vỉa hè (13/11/2018-8:07)
  • Giảm điều kiện, tăng hậu kiểm (11/11/2018-22:12)