Phóng viên Đài PT&TH Thanh Hóa gặp gỡ nhân chứng trên trận địa Hàm Rồng năm xưa
“Nghề báo là nghề đi liền giữa ân và oán”. Đây là “lời xương máu” của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng sau rất nhiều lần bị kẻ xấu dọa nạt, hãm hại khi anh viết về mặt trái của xã hội...
Còn nhà văn - nhà báo nổi tiếng Vũ Bằng thì không ngại mạnh miệng và khôi hài nhại câu nói cửa miệng của dân gian “Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét” để mà tự nhận quãng đời làm nghề của mình là “Bốn mươi năm nói láo”.
Rồi lại cũng có hẳn một cuốn sách với tựa đề hoành tráng: “Nghề báo - nghề nguy hiểm”.
Vân vân và vân vân...
Những người làm báo chân chính luôn tự hào đây là “nghề vinh quang”, nhưng thú thực, nó còn là nghề dễ bị “tai bay vạ gió” nữa. Tai vạ do anh gây ra bởi thiếu kinh nghiệm, non tay đã đành, nhưng cũng có những tai vạ chẳng phải do anh yếu năng lực nghiệp vụ hay chủ quan, thiếu cẩn trọng. Thế mới gọi là “tai bay vạ gió”. Cho nên không quá lời khi nghề báo được gọi là “nghề nguy hiểm”.
Có người bạn của tôi làm phóng viên một tờ báo nổi tiếng, không tiện nêu danh tính. Khi được toà soạn giao tìm hiểu thông tin về một vị lónh đạo cao cấp có liên quan đến một vụ án “ động trời”, mà thời điểm đó đang là vấn đề “hot” nhÊt, c«ng luËn c¶ níc quan t©m hàng ngày. Anh ta có nhiệm vụ phải về tận quê của vị quan chức ấy, nhưng hôm đó gia đình dòng tộc của vị quan chức đang thực hiÖn mét nghi lÔ t©m linh, không cho ai tiếp cận. Kh«ng khai th¸c được lại sắp đến thời hạn nộp bài, anh chµng bí quá đánh liều xin thông tin từ một người bạn. Và chính bài viết từ những điều không được “mục sở thị” ấy đã khiến anh suýt nữa vào vòng lao lý. Đây gọi là “tai vạ” nghề nghiệp do bản thân nhà báo tự gây ra cho mình.
Gặp gỡ thân nhân, bạn bè liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc
Sèng trong thế giới bùng nổ cụng nghệ hiện nay, chóng ta có rất nhiều cách để tìm hiểu khai thác thông tin. Nhưng tiếp nhận thông tin một cách hồ đồ, không kiÓm chøng l¹i møc ®é x¸c thùc, thì phóng viên dễ dàng dính nh÷ng “phèt” nh c©u chuyÖn mµ anh b¹n kÓ trªn gÆp ph¶i. Ta có thể nắm thông tin từ nhiều chiều, nghe dư luận từ nhiều chiều, và bằng nền tảng kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị của mình tự chắt lọc ra những gì là sự thực trong trường thông tin đó. Nhưng nếu bỏ qua việc kiểm chứng sự thực, có thể sẽ mắc những sai lầm lớn. Cïng mét sù viÖc, nh÷ng ngêi liên quan sẽ thông tin khác nhau vì mục đích cá nhân của họ. Nếu không tỉnh táo, chỉ nghe một chiều, phóng viên sẽ dễ bị tiếp nhận thông tin giả, thiếu tính trung thực. Hoặc nếu nhìn hiện tượng mà không tìm hiểu sâu xa bản chất, sẽ có những đánh giá lệch lạc vì “một nửa sự thật không phải là sự thật”. Khi khai thác mặt trái, phóng viên có thể bị lừa bằng hiện trường giả, bị đánh lạc hướng, dễ gặp tai vạ vì những kẻ tội phạm xảo quyệt giăng bẫy. Và lúc ấy thì chính xác là “tai vạ” chứ không phải “tai bay vạ gió” nữa.
Tôi và nhà thơ Trần Đăng Khoa có lần suýt nữa cùng nhau gặp tai bay vạ gió. Chuyện là nhân dịp về Thanh Hóa, anh rủ tôi về xã Quảng Trung, Quảng Xương để tìm hiểu về tấm gương hy sinh anh dũng của anh Nguyễn Bá Ngọc, một thiếu niên đã có hành động dũng cảm quên mình cứu bạn trong chiến tranh chống Mỹ. Chúng tôi được nhà sư Thích Nguyên Từ trụ trì chùa Vạn Linh ở gần đó dẫn đến nhà em trai ruột anh Nguyễn Bá Ngọc. Tại đây, chúng tôi được gặp gỡ thêm những người từng là bạn học đồng trang lứa với anh Ngọc. Họ cùng kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm về người anh, người bạn tuổi thơ của họ, xúc động nghẹn ngào khi nhắc lại hành động của anh “lấy thân mình che chở cho bé em” tránh bom.
Khi anh Trần Đăng Khoa hỏi liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc đã được phong anh hùng chưa, thì tất cả mọi người đều lắc đầu. Anh Khoa tỏ ra khá ngạc nhiên, vì hành động dũng cảm của anh Nguyễn Bá Ngọc rất xứng đáng được phong anh hùng, nhẽ ra Nhà nước phải làm điều này từ lâu mới phải. Anh liền bấm điện thoại gọi ngay cho một “người quan trọng” nào đó để đề xuất về việc này.
Tôi đã ghi hình đầy đủ cuộc trò chuyện giữa anh Khoa với người thân, bạn bè của anh Nguyễn Bá Ngọc, phỏng vấn từng người với dự định sẽ phát ngay một tin thời sự, trong đó nêu rõ nguyện vọng của gia đình và đề xuất của anh Khoa về việc xét truy tặng danh hiệu anh hùng cho anh Nguyễn Bá Ngọc. Trên đường về, anh Khoa cũng nói sẽ viết ngay một bài báo nêu ý kiến, đồng thời đề xuất việc này lên cơ quan có thẩm quyền. Anh Khoa bảo tôi giúp anh tìm hiểu xem địa phương đã từng làm hồ sơ đề nghị cho anh Nguyễn Bá Ngọc hay chưa.
Tối hôm ấy, khi đang xem lại các file hình quay được thì thầy Thích Nguyên Từ nhắn tin cho tôi, dẫn link một bài báo nói về việc liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc đã có quyết định truy tặng anh hùng từ ngày 10/12/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký. Tôi vô cùng ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu vì sao ngay cả những người thân nhất của anh Nguyễn Bá Ngọc cũng không hề biết thông tin đáng mừng này. Vì sao quyết định chưa được công bố? Tôi liền chuyển tiếp link bài báo cho anh Trần Đăng Khoa. Anh Khoa suýt xoa: “May quá, anh đã nói báo đăng bài ngay sáng mai, giờ còn kịp hủy. Tý nữa thì chết dở!”
Sau đó, chính thầy Thích Nguyên Từ đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với lãnh đạo tỉnh và địa phương về việc cần phải làm lễ công bố quyết định công nhận danh hiệu anh hùng cho anh Nguyễn Bá Ngọc để gia đình, bà con địa phương được chứng kiến. Ngày 1/9, các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc. Như vậy, sau hơn 50 năm (kể từ ngày người thiếu niên Nguyễn Bá Ngọc không tiếc thân mình cứu sống các em nhỏ trong trận tuyến phà Ghép năm 1965), và sau hơn 9 tháng kể từ khi Chủ tịch nước ra quyết định, người thân và dân làng mới chính thức vui mừng đón nhận thông tin được công bố một cách đàng hoàng: Liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc đã trở thành người Anh hùng của dân tộc.
Tôi và anh Trần Đăng Khoa thì được một phen hú vía, vì nếu không có thầy Thích Nguyên Từ gửi thông tin kịp thời trước khi chúng tôi đăng bài thì đã bị ăn trọn “quả đắng” chỉ vì sự thật sờ sờ ra đó vẫn không phải là sự thật, chứ đừng nói là “một nửa sự thật”!
Phóng viên Đài PT&TH Thanh Hóa tác nghiệp tại miền Tây Nam
Và còn một tai bay vạ gió nữa mà chính tôi không may dính phải. Năm ấy Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh Thanh Hóa (nay là Hội Di sản văn hóa và cổ vật Thanh Hoa) đúc một chiếc trống đồng cỡ lớn để UBND tỉnh dâng tặng Đền Hùng. Dự án này được thực hiện trong suốt 8 tháng với rất nhiều công đoạn, từ thủ tục giấy tờ đến thi công hoàn thiện.
Buổi lễ đúc trống diễn ra tại làng nghề đúc đồng Chè Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa với sự chứng kiến của hàng trăm người. Gia đình anh Đặng Ích Hoàn là người trực tiếp thi công phải cho phá dỡ bức tường rào, đào một hố lớn giữa sân gạch để bỏ vừa chiếc khuôn trống cực “khủng”, tạo thế đứng để đổ đồng. Vì khuôn trống quá cao, việc bắc giàn giáo để đổ đồng khá nguy hiểm nên phải đào hố để “hạ thổ”. Anh Hoàn chuẩn bị tới 5 cơi nấu đồng, trong đó 4 cơi đổ 4 lỗ, còn 1 cơi là sơ cua nếu thiếu đồng.
Mọi việc đều thông đồng bén giọt, nếu không có sự cố đáng tiếc: một người thợ cao tuổi giàu kinh nghiệm nhất đã quá cẩn thận khi đổ nốt cơi đồng thứ 5 vào đúng lỗ thoát khí của khuôn đúc với ý nghĩ toàn bộ khuôn trống sẽ được lấp đầy đồng. Hồi đó thợ làng nghề chưa có nhiều kinh nghiệm đúc trống đồng nên chính sự cẩn trọng lại gây ra lỗi kỹ thuật lớn. Hậu quả là khí đang thoát ra bị nén ngược trở lại, nên khi dỡ khuôn, mặt trống bị thủng một lỗ bằng bàn tay. Sau đó, lỗ thủng ấy đã được vá lại một cách khéo léo, nếu không phải người trong nghề thì không thể phát hiện ra khiếm khuyết ấy.
Trước giỗ Tổ Hùng Vương một ngày, trống được đưa đến UBND tỉnh để thực hiện lễ bàn giao. Mọi việc diễn ra bình thường, suôn sẻ và theo kế hoạch được công bố thì ngay sáng hôm sau, trống sẽ được rước ra Đền Hùng để dâng tặng Quốc Tổ. Tôi đã nhanh chóng gửi tin này ra VTV1 và được phát ngay trong chương trình thời sự buổi tối. Trong không khí cả nước hướng về đại lễ giỗ Tổ, thông tin này đã khiến nhân dân cả nước, nhất là nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ban Quản lý di tích đền Hùng vui mừng, nao nức. Vì hồi ấy việc phục dựng thành công trống đồng là một kỳ tích, bởi đã qua hàng ngàn năm thất truyền, huống chi Thanh Hóa còn đúc được một chiếc trống đồng khổng lồ để dâng lên Quốc Tổ! Tôi còn được biết, Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng đã chuẩn bị hết sức chu đáo để nghênh rước trống một cách trang trọng nhất.
Sáng hôm sau, chúng tôi không được theo đoàn đại biểu của tỉnh đi dâng trống, nhưng luôn hồi hộp theo dõi tin về. Chiều hôm đó tôi “chết lặng” khi biết rằng: Chiếc trống đồng Thanh Hóa dâng tặng Quốc Tổ không “khổng lồ” như tôi đã đưa tin trên thời sự VTV1. Tôi choáng váng vì phút chốc trở thành kẻ nói dối bất đắc dĩ, mà tội còn rất to khi tôi không chỉ nói dối một vài người, mà nói dối nhân dân cả nước! Tôi nghĩ quả này thì “Thị Kính tôi” sẽ bị khép vào tội “đưa tin sai sự thật”, bị đuổi việc chứ chẳng chơi! Nhưng xét cho cùng tôi đâu có lỗi gì, suốt 8 tháng qua, việc triển khai dự án đúc trống đều được công khai với thông tin rõ ràng, có văn bản giấy tờ đàng hoàng. Và khi lễ bàn giao trống diễn ra, tôi cũng không hề nghe “bác” nào công bố quyết định sẽ thay chiếc trống khác nhỏ hơn để đưa lên Đền Hùng. Chẳng biết nguyên do từ đâu, nhưng tôi vẫn nín thở chờ đợi “sấm sét” giáng xuống!
Chờ mãi chẳng thấy “sấm sét” gì, bên tỉnh cũng không có bất cứ ý kiến nào chê trách việc đã “đưa tin sai sự thật” khiến nhân dân cả nước thất vọng tràn trề. Về sau tôi được biết bàn giao trống xong, có ý kiến băn khoăn về chuyện chiếc trống lễ vật dâng tặng Quốc Tổ không toàn vẹn, mà đã bị vá víu, xét về mặt tâm linh sẽ không ổn. Có lẽ vì ý kiến ấy mà “các bác” suy nghĩ lại, và quyết định thay thế chiếc trống khác dù nhỏ hơn nhưng không có khiếm khuyết để đưa lên đền Hùng!
Đưa thông tin khách quan, trung thực, đó là bản chất của báo chí, cũng là “tr¸ch nhiÖm x· héi vµ nghÜa vô c«ng d©n” cña nhµ b¸o. Nhưng đúng như tên gọi “nghề nguy hiểm”, dù người làm báo có gạo cội, lão làng đến mấy thì cũng có thể bị tai bay vạ gió bất cứ lúc nào. Hiểu được điều đó, nhà báo càng phải dặn mình luôn cẩn trọng tới từng chi tiết, để tự bảo vệ mình trước cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhiều trái ngang và nhiều cạm bẫy.
Trịnh Mai Hương